Các hình thức tiếp xúc cử tri của Nghị sỹ

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 43 - 44)

- Đối thoại, lắng nghe và giải quyết kiến nghị của cử tri. Nghị sỹ thực

hiện đối thoại, lắng nghe cử tri tại đơn vị bầu cử để thu thập thơng tin chứng cứ và thơng qua vai trò của mình để xác minh, phân tích, nêu vấn đề giám sát. Đây là hoạt động tiếp xúc gắn với chức năng giám sát của nghị sỹ. Có nước như Malaixia, Nghị sỹ được khoán kinh phí hoạt động, có quyền qút định chi tiêu kinh phí được giao để xây cầu, làm đường cho vùng khó khắn, làm nhà cho cử tri nghèo

- Giữ mối liên hệ thường xuyên là hoạt động quan trong, xuyên suốt quá

trình làm việc của Nghị sỹ. Ở nhiều nước, Nghị sỹ tiếp xúc cử tri hàng ngày. Phần lớn hình thức tiếp xúc là khơng chính thức, khơng hình thức, không cần

thủ tục, bất kỳ lúc nào, cử tri ở đơn vị bầu cử cũng có thể đến trình bày

nguyện vọng, ý kiến với nghị sỹ. Nghị sỹ thực hiện giữ mối liên hệ với cử tri thông qua gặp gỡ riêng, gặp theo nhóm, qua điện thoại, thư điện tử, thư bưu điện. Đối thoại với cử tri không tở chức theo hội nghị tiếp xúc mà theo nhóm nhỏ hoặc tiếp từng cử tri.

Ở Cộng hòa Séc, trong tuần làm việc tại Văn phòng nơi ứng cử, Nghị sỹ dành thời gian buổi sáng thứ hai để tiếp công dân tại Văn phòng của mình và

b̉i chiều thì xuống cơ sở để tiếp xúc với người dân. Còn đối với tiếp xúc cử tri được tở chức theo hình thức hội nghị, người tổ chức là Đảng viên của đảng tổ chức để Nghị sỹ gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri, hoặc do các Hội ở địa phương tổ chức và mời Nghị sỹ tham gia. Việc tổ chức Hội nghị được dựa trên kế hoạch hoạt động của Quốc hội và của Ủy ban mà Nghị sỹ là thành viên.

Theo GS.TS Nguyễn Đăng Dung thì

các nghị viện cũng một số cơ chế sáng tạo khác nhau khún khích các cơng dân và các nhóm lợi ích bộc lộ các mối quan tâm của họ cho Quốc hội. Ví dụ: thư hoặc e-mail cho các nghị sĩ, các cuộc thuyết trình của các nghị sĩ, các đảng hoặc các uỷ ban (hoặc các vị đại diện khác như Chủ tịch Quốc hội), các kiến nghị (là những văn bản nêu lên một vấn đề cụ thể để Quốc hội thảo luận), các b̉i dự thính Phiên tồn thể hoặc các phiên họp uỷ ban, các đường dây nóng. Phương thức kích hoạt các phương tiện này thay đởi rất nhiều tuỳ theo từng Quốc hội và có thể mang tính cấu trúc nhiều hơn hoặc ít hơn. Trong mọi trường hợp, Quốc hội càng có nhiều nguồn lực để hỗ trợ cán bộ xử lý các yêu cầu của dân thì chức năng đại diện càng được cải thiện.

Việc tiếp xúc cử tri của nghị sỹ Quốc hội Mỹ rất thường xuyên. Mỗi một nghị sỹ có hai văn phòng phục vụ: 1 ở Đồi Capitol và 1 ở đơn vị bầu cử của mình. Ngồi thời gian có mặt tại các phiên họp, phần lớn thời gian còn lại của họ là làm việc ở đơn vị bầu cử, nơi họ được bầu ra. Bên cạnh việc lấy ý kiến của người dân để quyết định các vấn đề của Quốc hội, họ còn tham gia giúp dân giải quyết các thắc mắc có liên quan đến đời sống của người dân [16].

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w