Bảo đảm các điều kiện để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tr

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 117 - 121)

Để tạo điều kiện thuận lợi phục vụ hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội cần phải xây dựng, hồn thiện cơ chế, chính sách về các điều kiện bảo đảm cho đại biểu Quốc hội hoạt động, cụ thể như sau:

Một là, xây dựng chế độ, chính sách đối với đại biểu Quốc hội cần xem

xét một cách tồn diện, khơng chỉ chú ý đến các chế độ chung của cán bộ, cơng chức bình thường mà cần phải quan tâm đến những đặc thù về địa vị pháp lý và tính chất hoạt động đặc thù của đại biểu Quốc hội trong hệ thống chính trị nói chung và trong bộ máy nhà nước nói riêng và đòi hỏi nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội trong điều kiện mới.

Hai là, cùng với việc tiếp tục xây dựng bộ máy Văn phòng giúp việc

mở rộng, phát triển cơ sở vật chất phục vụ công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội; tăng định mức chi cho các hoạt động về tiếp xúc, liên hệ với cử tri của đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội cần được trang bị máy tích cá nhân để có thể truy cập nắm bắt thơng tin, giữ mối liên hệ với cử tri thông qua không gian điện tử.

Ba là, có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho đại biểu Quốc hội một khoản

kinh phí nhất định (hàng năm hoặc cả nhiệm kỳ) để đại biểu Quốc hội có thể thực hiện một số hoạt động xã hội như thăm hỏi cử tri là đối tượng chính sách, chia sẻ với những hồn cảnh gia đình khó khăn...;

Bốn là, xây dựng Thư viện Quốc hội lớn hơn với những hệ thống thông

tin đã được xử lý qua các mạng Intranet hoặc Internet để các đại biểu Quốc hội có thể tiếp cận, tìm hiểu và giải đáp tốt những vấn đề mà cử tri quan tâm.

Năm là, Coi trọng công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các quy

định pháp luật về công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội xuống cơ sở nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về vai trò, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, của cử tri và các cơ quan hữu quan trong công tác tiếp xúc cử tri; đồng thời có chế tài bảo đảm việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Sáu là, chú trọng đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ

năng tiếp xúc cử tri cho đại biểu Quốc hội nhằm tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội có thể chủ động thâm nhập vào các hoạt động của đời sống, tiếp xúc với cử tri và giải đáp tốt hơn các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Đồng thời, tổ chức tập huấn, hướng dẫn thường xuyên về công tác phục vụ tiếp xúc cử tri cho cán bộ Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

KẾT LUẬN

Thắt chặt quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta, Quốc hội luôn giữ vai trò hết sức quan trọng trong vấn đề này. Quốc hội thông qua đại biểu Quốc hội, giữ quan hệ chặt chẽ với nhân dân, từ đó góp phần bảo đảm quá trình hoạt động của Quốc hội được gần dân và vì dân; các cơ quan khác của Nhà nước cũng theo đó khơng xa rời quần chúng trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

Liên hệ chặt chẽ, tiếp xúc với cử tri là nhiệm vụ quan trọng của các đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội phải nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của cử tri để chuyển hóa thành ý chí của nhà nước, đồng thời chuyển tải các ý kiến, kiến nghị của cử tri đến các cơ quan nhà nước để nghiên cứu, giải quyết, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Bằng cách liên hệ chặt chẽ với nhân dân, đại biểu Quốc hội góp phần phát hiện và sửa chữa những sai lầm, thiếu sót của cán bộ, giúp giải quyết những yêu cầu chính đáng của nhân dân. Mặt khác, qua tiếp xúc, liên hệ với cử tri, đại biểu có thể giải thích chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cho cử tri, lắng nghe ý kiến của cử tri, đại biểu Quốc hội có thể thu hút cử tri tham gia quản lý nhà nước, cung cấp những kinh nghiệm, đưa ra những sáng kiến tốt, phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo của quần chúng.

Hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội trong những năm qua tuy đạt được những kết quả nhất định, song còn những bất cập hạn chế, chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu phát huy dận chủ trong đời sống xã hội trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Một trong những nguyên nhân cơ bản, quan trọng dẫn đến những hạn chế, bất cập trong hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội là do pháp luật hiện hành về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội vừa thiếu lại có sự mâu thuẫn, không thật cụ thể. Đòi hỏi cấp bách hiện nay trong hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội là phải hoạt thiện hệ thống các quy định pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn nói chung, nhiệm vụ tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội nói riêng. Xây dựng, hồn thiện quy định về nhiệm vụ tiếp xúc cử tri cần

phải tính đến các quy định về trách nhiệm chung của đại biểu Quốc hội. Xác định rõ địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của đại biểu để từ đó có cơ chế thích hợp cho việc thực hiện các quyền năng đó. Xây dựng và hồn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội trong giai đoạn hiện nay cũng chính là tạo ra một cơ chế thích hợp cho đại biểu Quốc hội hoạt động, thực hiện vai trò đại biểu của nhân dân.

Bên cạnh việc hoàn thiện các quy định liên quan trực tiếp đến trách nhiệm tiếp xúc cửn tri của đại biểu Quốc hội thì cần thiết phải bở sung, hồn thiện các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế thực hiện, mối quan hệ của các cơ quan, tổ chức liên quan đến các hoạt động tiếp xúc cử tri, xử lý kiến nghị và giám sát việc giải quyết kiện nghị của cử tri.

Trên cơ sở những tiền đề lý luận về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và những nguyên nhân được rút ra từ việc đánh giá thực trạng, vai trò của pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội nước ta hiện nay, luận văn đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội trong thời gian tới. Các quan điểm chỉ đạo tập trung vào một số vấn đề như phải căn cứ vào chủ trương, đường lối của Đảng về hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, căn cứ vào các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa, vào thực tiễn hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội nước ta, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm nước ngoài và phải đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Từ đó, các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội đặt trọng tâm vào các giải pháp để tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội; trên cơ sở đó mà hoàn thiện pháp luật về chức năng, nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội, nâng cao vai trò, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội nước ta trong tình hình mới.

Với những gì đã đạt được, luận văn hy vọng được đóng góp một phần nhỏ vào việc giải đáp những đòi hỏi cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn trong việc hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội nước ta, đồng thời nâng cao vai trò, tác dụng của pháp luật đối với hoạt động tiếp xúc cử tri của địa biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w