PHÁP LUẬT VỀ TIẾP XÚC CỬ TRI CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁPLUẬT VỀ TIẾP XÚC CỬ TRI CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LUẬT VỀ TIẾP XÚC CỬ TRI CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
2.1.1. Sự hình thành, phát triển các quy định của Hiến pháp và phápluật về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội
Nghiên cứu lịch sử hơn 65 năm của Quốc hội nước ta nhận thấy, những quy định của pháp luật về hoạt động của đại biểu Quốc hội liên tục được bổ sung, hồn thiện, trong đó cơ sở pháp lý về hoạt động tiếp xúc cử tri cũng ngày càng được thể hiện rõ hơn, đảm bảo cụ thể hoá kịp thời những quan điểm của Đảng. Hơn 65 năm trôi qua, bốn bản Hiến pháp đã lần lượt được thông qua tương ứng với các giai đoạn phát triển của cách mạng nước ta. Vượt lên tất cả sự thăng trầm, phức tạp của từng giai đoạn cách mạng, mỗi một bản Hiến pháp, từ Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 đến Hiến pháp 1992 là những mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và củng cố tở chức bộ máy nhà nước nói chung, Quốc hội nước ta nói riêng. Theo đó, các quy định về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội cũng được ghi nhận, thể chế trong Hiến pháp và ngày càng được bở sung, hồn thiện.
Cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng ta về chức năng, nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội nói chung, trong đó có nhiệm vụ tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, các bản Hiến pháp nước ta đã quy định mang tính nguyên tắc cơ bản về việc đại biểu Quốc hội thường xuyên giữ mối liên hệ với cử tri. Các quy định về nhiệm vụ tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội trong Hiên pháp nước ta ngày càng được bở sung, phát triển hồn thiện hơn.
(1) Giai đoạn từ năm 1946 đến trước năm 1980
Xuất phát từ tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về lấy dân làm gốc, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hành đều của dân ln nhất quán
trong lịch sử xây dựng và phát triển của Nhà nước ta. Nhà nước ta do dân lập nên, do dân bầu ra, dân kiểm tra, giám sát. Đó phải là nhà nước hoạt động vì dân, lấy việc phục vụ nhân dân làm mục tiêu cao nhất của mình. Sức mạnh của Nhà nước ta bắt nguồn từ sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân; phải xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh, gần dân, sát dân, thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng của dân; đảm bảo trên thực tế quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Ngay phiên họp đầu tiên của Chính phủ giữa mn vàn khó khăn thách thức, Hồ Chí Minh đã đề xuất một trong những nhiệm vụ cấp bách là “Phải có một Hiến pháp dân chủ”. Người viết: “..Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chun chế, nên nước ta khơng có Hiến pháp. Nhân dân ta không được tưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ…” [14, tr.20]. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Hồ Chủ tịch, Hiến pháp 1946 - bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam và trong lịch sử các dân tộc Đông Nam Châu Á đã được xây dựng và thông qua. Với Hiến pháp 1946 chủ nghĩa lập hiến và quyền con người từ các giá trị tư tưởng đã trở thành các giá trị pháp luật hiện thực trong điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "chúng ta phải hiểu rằng các cơ quan của Chính phủ từ tồn quốc đến các làng đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân..." [14, tr.70]. Vấn đề cấp bách đang được đặt ra trong gia đoạn này là cần phải xây dựng một cơ chế pháp luật có hiệu quả, đảm bảo cho nhân dân ln là chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực nhà nước trên thực tế, nhân dân trao quyền cho các thiết chế nhà nước mà không bị mất quyền và tồn bộ hoạt động của Nhà nước ln nằm trong vòng kiểm tra, giám sát của chính nhân dân.
Qúa trình xây dựng tở chức bộ máy Nhà nước ta trong điều kiện Đảng lãnh đạo toàn dân, tồn qn vừa tiến hành cơng cuộc kháng chiến, vừa thực hiện các công việc kiến quốc, các chế định về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội nói chung, đại biểu Quốc hội nói riêng đã được ghi
nhận, thể chế trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật. Trong bản Hiến pháp đầu tiên - Hiến pháp năm 1946, tại điều Điều 25 đã ghi rõ: “Nghị viên không
phải chỉ thay mặt cho địa phương mình mà cịn thay mặt cho tồn thể nhân dân”. Đây là quy định hết sức quan trọng, phản ánh vai trò, trách nhiệm của
đại biểu Quốc hội không chỉ đối với cử tri ở địa phương đã bầu ra mà còn có trách nhiệm với toàn thể nhân dân.
Năm 1957, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá I đã ra Nghị quyết về vấn đề kiện tồn tở chức của Quốc hội, trong đó quy định cụ thể một số nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội như
Để hiểu rõ tình hình nhân dân đề đạt ý kiến, nguyện vọng của nhân dân lên Quốc hội, các đại biểu Quốc hội phải giữ sự liên hệ với nhân dân ở địa phương đã bầu ra mình hay là ở một nơi thuận lợi với hồn cảnh cư trú. Chính quyền các cấp có trách nhiệm giúp đỡ các đại biểu hiểu rõ tình hình nhân dân. Tuỳ theo nhu cầu công tác Ban Thường trực Quốc hội tở chức những đồn đại biểu đi tiếp xúc với nhân dân [38, tr.833-834].
Cũng tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá I, Ban Thường trực Quốc hội đã quyết định tăng thêm các Uỷ viên thường trực và thành lập 3 Tiểu ban, mỗi Tiểu ban do một Uỷ viên thường trực phụ trách, trong đó có Tiểu ban Dân nguyện (hoạt động hết nhiệm kỳ Quốc hội khoá I). Nhiệm vụ của Tiểu ban Dân nguyện là phụ trách việc nghiên cứu các đơn, thư, nguyện vọng, các ý kiến của nhân dân đề đạt lên Quốc hội [38, tr.895]. Với cách thức tổ chức này, các đơn thư phản ánh tình hình, nguyện vọng, kiến nghị… của nhân dân gửi lên Quốc hội, Ban Thường trực Quốc hội đã được Tiểu ban Dân nguyện nghiên cứu và xử lý, tuỳ từng trường hợp cụ thể Tiểu ban Dân nguyện phối hợp với các cơ quan của Chính phủ giải quyết thích đáng. Các báo cáo của Ban thường trực Quốc hội tại các kỳ họp đều có kiểm điểm về cơng tác này trong mục “Vấn đề liên hệ với nhân dân”.
Năm 1959, Quốc hội thông qua Hiến pháp mới thay thế Hiến pháp 1946. Trong lời nói đầu Hiến pháp 1959 viết: “Trong giai đoạn mới của cách mạng,
Quốc hội ta cần sửa đổi bản Hiến pháp năm 1946 cho thích hợp với tình hình và nhiệm vụ mới. Hiến pháp mới ghi rõ những thắng lợi cách mạng to lớn đã giành được trong thời gian qua và nêu rõ mục tiêu phấn đấu của nhân dân ta trong giai đoạn mới. Nhà nước của ta là Nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo. Hiến pháp mới quy định chế độ chính trị, kinh tế và xã hội của nước ta, quan hệ bình đẳng giúp nhau giữa các dân tộc trong nước, bảo đảm đưa miền Bắc nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, xây dựng miền Bắc vững mạnh làm cơ sở cho cuộc đấu tranh hồ bình thống nhất nước nhà”.
Hiến pháp năm 1959 quy định trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan Nhà nước, quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, nhằm phát huy, động viên nhân dân cả nước ta phấn khởi tiến lên giành những thắng lợi mới; phát huy hơn nữa tinh thần yêu nước, truyền thống đồn kết, chí khí đấu tranh và nhiệt tình lao động; tăng cường hơn nữa sự đồn kết nhất trí với các nước anh em và nhân dân u chuộng hồ bình trên thế giới. Do tình hình và nhiệm vụ chính trị đặc biệt trong giai đoạn này, Hiến pháp 1959 không quy định cụ thể về nhiệm vụ tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, mà chỉ ghi nhận các nguyên tắc về bầu cử đại biểu Quốc hội, bãi miễn đại biểu Quốc hội.
Mặc dù Hiến pháp năm 1959 không quy định trách nhiệm tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, nhưng trong Luật tổ chức Quốc hội năm 1960 đã quy định: “Đại biểu Quốc hội phải trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, tuân theo Hiến pháp và pháp luật, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân” (Điều 41). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để đại biểu Quốc hội thực hiện việc tiếp xúc và giữ mối liên hệ với nhân dân.
(2) Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1991
Nước Việt Nam thống nhất cần có một bản Hiến pháp thể chế hoá đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới. Đó là Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước. Kế thừa và phát
triển Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959, đến Hiến pháp năm 1980 đã tổng kết và xác định những thành quả đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam trong nửa thế kỷ qua, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, bảo đảm bước phát triển của xã hội Việt Nam trong giai đoạn mới. Hiến pháp năm 1980 quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Nó thể hiện mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và Nhà nước quản lý trong xã hội Việt Nam.
So với quy định mang tính nguyên tắc quy định tại điều Điều 25, Hiến pháp năm 1946 “Nghị viên không phải chỉ thay mặt cho địa phương mình mà còn thay mặt cho tồn thể nhân dân”, thì đến Hiến pháp năm 1980 đã cụ thể hơn quy định về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội. Điều 94, Hiến pháp 1980 quy định: “Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri, xem xét và giúp giải quyết những điều khiếu nại và tố cáo của nhân dân. Đại biểu Quốc hội tuyên truyền, phở biến pháp luật và chính sách của Nhà nước, động viên nhân dân tham gia quản lý Nhà nước”.
Trên cơ sở qui định của Hiến pháp năm 1980, Luật tổ chức Quốc hội năm 1981 đã quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của đại Quốc hội trong việc tiếp xúc cử tri: “Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri. Sau mỗi kỳ họp Quốc hội, các đại biểu Quốc hội báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phở biến và giải thích các luật và nghị quyết đã được Quốc hội thông qua.
Đại biểu Quốc hội tun truyền, phở biến pháp luật và chính sách của Nhà nước, động viên nhân dân tham gia quản lý Nhà nước” (Điều 61). Đây là cơ sở pháp lý cụ thể, tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ tiếp xúc cử tri.