Thực trạng hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hộ

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 60 - 88)

2.2.2.1. Hình thức, nội dung tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội a) Kết quả thực hiện các hình thức tiếp xúc cử tri

Trên cơ sở quy định của pháp luật về việc đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri, trong những năm qua, các Đoàn đại biểu Quốc hội đã tích cực phối hợp với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh và các cơ quan hữu quan ở địa phương tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri. Theo số liệu thống kê được của 59/63 Đoàn đại biểu Quốc hội [1+ Phụ lục 1] thì trong 04 năm (2004 - 2008), đại biểu Quốc hội đã thực hiện được tổng số là 14.599 cuộc tiếp xúc với tổng số là 1.423.282 lượt cử tri, trong đó chủ ́u là tiếp xúc cử tri dưới hình thức hội nghị. Như vậy, tính bình qn mỗi năm, đại biểu Quốc hội của 59/63 Đoàn triển khai được gần 3.650 cuộc tiếp xúc, với 355.820 lượt cử tri trong tổng số trên dưới 56 triệu cử tri cả nước (lấy số liệu cử tri năm 2007 làm mốc), đạt khoảng 0,6% tổng số cử tri. Qua hoạt động tiếp xúc cử tri, các đại biểu Quốc hội đã thu thập, phản ánh hàng chục ngàn ý kiến, kiến nghị đến các cơ quan, tở chức có thẩm quyền. Theo số liệu thống kê được của 33 Đoàn đại biểu Quốc hội thì trong 4 năm qua, đại biểu Quốc hội đã thu thập và chuyển 23.151 ý kiến, kiến nghị của cử tri đến các cơ quan, tở chức có thẩm quyền để nghiên cứu, giải quyết.

- Về tiếp xúc cử tri theo hình thức hội nghị:

Đây là hình thức tiếp xúc chủ yếu được đại biểu Quốc hội triển khai thực hiện và đã thu hút được nhiều cử tri tham dự. Theo báo cáo của 59 Đoàn Đại biểu Quốc hội thì trong 04 năm qua, đại biểu Quốc hội đã thực được 14.341 cuộc và tiếp xúc được 1.420.159 lượt cử tri (chiếm 98,23% số cuộc và

99,78% số lượt cử tri của các hình thức tiếp xúc). Theo báo cáo điều tra xã hội học về hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội ở 10 tỉnh, thành phố [2] (sau đây gọi tắt là Báo cáo điều tra xã hội học) thì trong tởng số 2.000 cử tri, có đến 72% cho rằng họ đã từng tham gia tiếp xúc với đại biểu Quốc hội dưới hình thức hội nghị tiếp xúc cử tri.

Về tiếp xúc cử tri định kỳ trước và sau kỳ họp Quốc hội được các Đoàn đại biểu Quốc hội triển khai thường xuyên. Các Đoàn đại biểu Quốc hội đã chủ động xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Quốc hội, đồng thời phối hợp với Ban thường trực UBMTTQ cấp tỉnh và các cơ quan hữu quan tổ chức để đại biểu tiếp xúc cử tri. Theo báo cáo của 59 tỉnh, thành phố, trong 4 năm qua, đại biểu Quốc hội đã triển khai được 13.579 cuộc tiếp xúc, với 1.385.955 lượt cử tri tham dự (chiếm 93% số cuộc và 97,37% số lượt cử tri của các cuộc tiếp xúc).

Qua hoạt động tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Quốc hội, các đại biểu đã thu thập, phản ánh hàng chục ngàn ý kiến, kiến nghị đến các cơ quan, tở chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Việc triển khai tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Quốc hội đã có sự phối hợp tham gia khá tốt của các cơ quan hữu quan; quy mô và cách thức tổ chức khá chặt chẽ từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở. Tuy nhiên, trên thực tế, việc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Quốc hội còn gặp những khó khăn như: phụ thuộc vào thời gian nhận dự kiến chương trình, nội dung kỳ họp; việc thu thập thông tin chuyên sâu còn hạn chế; cơ sở vật chất để phục vụ cuộc tiếp xúc đang là trở ngại trước yêu cầu tiếp xúc rộng rãi với các thành phần cử tri.

Về việc tiếp xúc cử tri sau kỳ họp Quốc hội để báo cáo nội dung kết quả kỳ họp Quốc hội với cử tri, một số Đoàn đại biểu Quốc hội đề nghị khơng nên

duy trì như hiện nay, bởi vì trong thực tế, nhiều cử tri đã theo dõi, nắm bắt khá rõ về diễn biến và kết quả kỳ họp Quốc hội qua các phương tiện thơng tin đại chúng nên ít tham dự. Mặt khác, nhiều vấn đề trong kiến nghị của cử tri

gửi trước kỳ họp Quốc hội cần có thời gian để các cơ quan nhà nước nghiên cứu, giải quyết nên tại cuộc tiếp xúc cử tri sau kỳ họp Quốc hội, đại biểu chưa thể có kết quả giải quyết để báo cáo lại với cử tri. Tuy nhiên, một số Đoàn khác lại cho rằng, cần tiếp tục duy trì tiếp xúc cử tri sau kỳ họp Quốc hội như hiện nay, vì đây cũng là dịp để đại biểu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, vận động cử tri thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là những văn bản pháp luật mới được Quốc hội thông qua. Đồng thời để tránh sự “nhàm chán” trong việc báo cáo kết quả kỳ họp Quốc hội với cử tri, đại biểu Quốc hội cần lựa chọn những nội dung thông tin phù hợp để đáp ứng được nhu cầu của từng nhóm cử tri ở địa bàn nhất định.

Về tiếp xúc cử tri ở nơi cư trú: Theo số liệu thống kê của 25 Đoàn đại

biểu Quốc hội thì trong 04 năm qua, đại biểu Quốc hội thực hiện được 250 cuộc, với 11.954 lượt cử tri ở nơi cư trú (chiếm 1,7% số cuộc và 0,83% số lượt cử tri của các cuộc tiếp xúc). Từ kết quả trên và qua báo cáo kết quả khảo sát, hội thảo về công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội cho thấy, việc đại biểu Quốc hội thực hiện tiếp xúc cử tri ở nơi cư trú trong thời gian qua còn rất hạn chế cả về số cuộc tiếp xúc và số lượt cử tri. Cũng theo kết quả phiếu xin ý kiến 300 đại biểu Quốc hội, thì có 50% đánh giá hình thức này phát huy tốt và khá tốt, còn 50% lại cho rằng hình thức này chưa được phát huy.

Về tiếp xúc cử tri ở nơi làm việc: Theo số liệu thống kê của 18 Đoàn đại

biểu Quốc hội, trong 04 năm qua, đại biểu Quốc hội đã thực hiện được 127 cuộc, với 5.053 lượt cử tri ở nơi làm việc (chiếm 0,87% số cuộc và 0,35% số lượt cử tri được tiếp xúc). Theo đánh giá của các đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội thì kết quả tiếp xúc cử tri ở nơi làm việc còn rất hạn chế. Theo kết quả phiếu xin ý kiến 300 đại biểu Quốc hội thì có đến 38% đánh giá hình thức này chưa được phát huy và 13% khó trả lời.

Về tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực: Trong những năm qua, nhiều

Đoàn đại biểu Quốc hội quan tâm triển khai thực hiện và thu được kết quả nhất định. Theo số liệu thống kê được của 32 Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc

hội đã triển khai được 385 cuộc với 17.406 lượt cử tri tham dự (chiếm 2,63% số cuộc và 1,22% số lượt cử tri của các cuộc tiếp xúc). So với tiếp xúc cử tri ở nơi cư trú, nơi làm việc thì hoạt động tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực đạt kết quả cao hơn cả về số cuộc và số lượt cử tri. Theo đánh giá của nhiều Đoàn Đại biểu Quốc hội thì việc tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực là hoạt động rất thiết thực, giúp đại biểu thu thập được nhiều thơng tin có tính chun chun sâu. Tuy nhiên, so với tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Quốc hội thì kết qủa tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực còn rất thấp, trong khi đó, nhu cầu của đại biểu Quốc hội trong việc thu thập, nắm bắt các thông tin thực tiễn, chuyên sâu để phục vụ hoạt động của mình càng ngày càng lớn.

- Hình thức tiếp xúc cử tri thông qua việc gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân hoặc nhóm cử tri

Đây là hình thức tiếp xúc ít được đại biểu Quốc hội triển khai thực hiện. Theo báo cáo của 09 Đồn Đại biểu Quốc hội [1] thì trong 04 năm qua, đại biểu Quốc hội đã thực hiện được 258 cuộc tiếp xúc, với 3.123 lượt cử tri (chiếm 1,77% số cuộc và 0,22% số lượt cử tri của các hình thức tiếp xúc). Theo kết quả phiếu xin ý kiến 300 đại biểu Quốc hội về việc đại biểu gặp gỡ, tiếp xúc cá nhân hoặc nhóm cử tri thì có 44% nhận định chưa được phát huy, 14% khó trả lời. Theo kết quả điều tra xã hội học đối với 2.000 cử tri, chỉ có 11% xác nhận đã tiếp xúc với đại biểu Quốc hội theo hình thức cá nhân cử tri và 14% xác nhận đã tiếp xúc với đại biểu Quốc hội theo nhóm cử tri.

Qua kết quả khảo sát thực tế và báo cáo của các Đoàn đại biểu Quốc hội cho thấy, việc đại biểu tiếp xúc cử tri dưới hình thức gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân hoặc nhóm cử tri còn nhiều hạn chế cả về số cuộc và số lượt cử tri. Nhận thức của đại biểu Quốc hội về hình thức tiếp xúc cá nhân hoặc nhóm cử tri còn chưa rõ và khơng thống nhất; còn rất lúng túng trong việc xác định cuộc gặp gỡ nào giữa đại biểu Quốc hội với công dân là tiếp xúc cử tri. Vấn đề này cần được nghiên cứu quy định hướng dẫn cụ thể để đại biểu Quốc hội thực hiện và báo cáo kết quả tiếp xúc cử tri đến Đoàn đại biểu Quốc hội.

b) Nội dung, chương trình tiếp xúc cử tri

Theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết liên tịch số 06 thì nội dung mà đại biểu Quốc hội báo cáo, trao đổi với cử tri tại các cuộc tiếp xúc, cụ thể như sau:

- Trong đợt tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội, đại biểu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ tiếp xúc cử tri ở địa phương mình ứng cử để trao đởi và thu thập ý kiến, nguyện vọng của cử tri về những vấn đề thuộc chương trình, nội dung kỳ họp Quốc hội và những ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương.

- Trong đợt tiếp xúc cử tri sau kỳ họp Quốc hội, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp xúc với cử tri ở địa phương mình ứng cử để “báo cáo kết quả kỳ họp Quốc hội” và “kết quả giải quyết các kiến nghị của cử tri”.

- Mỗi năm một lần, vào cuối năm, kết hợp với việc tiếp xúc cử tri, đại biểu Quốc hội phải “báo cáo với cử tri ở đơn vị bầu cử nơi bầu ra mình về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu và thực hiện chương trình hành động của mình đã hứa trước cử tri”.

- Ngoài những đợt tiếp xúc cử tri theo định kỳ trước và sau kỳ họp Quốc hội, đại biểu Quốc hội cần tiếp xúc cử tri cả ở nơi cư trú và nơi làm việc; tiếp xúc cử tri theo các “chuyên đề”, “lĩnh vực” mà đại biểu Quốc hội quan tâm hoặc trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri”.

Trên cơ sở kế hoạch của Đoàn đại biểu Quốc hội, sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức hữu quan, đại biểu Quốc hội đã thực hiện nội dung báo cáo, tiếp xúc cử tri theo quy định của pháp luật. Tại các buổi tiếp xúc cử tri, đại biểu Quốc hội báo cáo với cử tri về chương trình, nội dung kỳ họp Quốc hội. Tại các buổi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp, đại biểu báo cáo cử tri về kết quả kỳ họp Quốc hội và kết quả giải quyết các kiến nghị của cử tri. Trong các buổi tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp, đại biểu lắng nghe cử tri phát biểu ý kiến và trực tiếp giải trình, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri. Một số đại biểu Quốc hội báo cáo cử tri về kết quả thực hiện nhiệm vụ đại biểu và thực hiện chương trình hành động của đại biểu tại hội nghị tiếp

xúc cử tri sau kỳ họp cuối năm. Ngoài ra, ở một số địa phương, đại biểu Quốc hội đã kết hợp lấy ý kiến của cử tri tham gia vào các dự án luật tại các buổi tiếp xúc cử tri.

Mặc dù bước đầu đã tạo cơ sở để đại biểu Quốc hội thông báo, trao đổi với cử tri, nhưng trong thực tế, nội dung tiếp xúc cử tri trong thời gian qua còn bất cập so với yêu cầu của đại biểu và nhu cầu của cử tri. Việc đại biểu thông báo nội dung, chương trình kỳ họp Quốc hội với cử tri còn gặp khó khăn, lúng túng do việc gửi tài liệu, chương trình kỳ họp Quốc hội đến đại biểu thường chậm hơn so với thời gian tiếp xúc cử tri. Mặt khác, về phía cử tri cũng khơng quan tâm nhiều đến dự kiến nội dung kỳ họp Quốc hội mà chủ yếu quan tâm đến những vấn đề thiết thực với cử tri. Qua báo cáo điều tra xã hội học, trong tổng số 300 đại biểu được xin ý kiến thì có 96% nhận định cử tri quan tâm nhiều đến những vấn đề bức xúc, nởi cộm trong xã hội, chỉ có 4% quan tâm khơng nhiều và ít quan tâm đến vấn đề này. Cũng về vấn đề trên, trong tổng số 2.000 cử tri được lấy ý kiến thì có 70% cử tri quan tâm nhiều, 16% ít quan tâm và 14% không quan tâm. Về sự quan tâm của cử tri đối với nội dung, chương trình kỳ họp Quốc hội, trong tởng số 300 đại biểu Quốc hội được xin ý kiến thì chỉ có 37% cho rằng cử tri quan tâm nhiều và 63% cho rằng cử tri ít quan tâm đến nội dung này. Còn đối với 2000 cử tri được xin ý kiến thì có 59% quan tâm nhiều, 29% ít quan tâm và 12% khơng quan tâm đến nội dung chương trình kỳ họp Quốc hội. Bên cạnh đó, hầu hết các đại biểu Quốc hội chưa thực hiện được việc báo cáo cử tri về kết quả thực hiện nhiệm vụ đại biểu và thực hiện chương trình hành động của đại biểu tại hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp cuối năm. Việc lấy ý kiến của cử tri vào dự án luật trong thực tiễn còn gặp khó khăn, bởi vì để thực hiện được việc này đòi hỏi phải gửi trước các dự án luật đến cử tri, trong khi các dự án luật gửi đến đại biểu Quốc hội thường chậm hơn so với thời gian tiếp xúc cử tri. Mặc dù Nghị quyết liên tịch số 06 đã quy định một số nội dung tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội. Tuy

nhiên, những quy định này vẫn chưa được rõ ràng, chưa tạo được cơ sở nhằm đáp ứng được yêu cầu chuẩn bị nội dung cho các cuộc tiếp xúc cử tri.

Về chương trình Hội nghị tiếp xúc cử tri được quy định với trình tự gồm 06 bước tại Điều 11 Nghị quyết liên tịch số 06, cụ thể như sau:

(1). Đại diện Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tổ chức tiếp xúc cử tri tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần đại biểu, chương trình, nội dung hội nghị và trách nhiệm của những người dự cuộc tiếp xúc và cử thư ký ghi biên bản hội nghị.

(2). Đại biểu Quốc hội báo cáo với cử tri về các nội dung như: a) Chương trình, nội dung kỳ họp Quốc hội (đối với các hội nghị tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội); b) Kết quả kỳ họp Quốc hội và kết quả giải quyết các kiến nghị của cử tri (đối với các hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp Quốc hội); c) Việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu và thực hiện chương trình hành động của mình (ở Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp cuối năm của Quốc hội).

(3).Cử tri phát biểu và trao đổi ý kiến với đại biểu Quốc hội.

(4). Đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân trả lời, giải đáp những vấn đề cử tri nêu lên thuộc thẩm quyền của địa phương; nếu chưa trả lời ngay thì tiếp thu, trả lời bằng văn bản gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội để thơng báo bằng hình thức thích hợp cho cử tri nơi đại biểu tiếp xúc biết.

(5). Đại biểu Quốc hội phát biểu giải trình, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri.

(6) Đại diện Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc phát biểu kết

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 60 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w