Kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc phục vụ đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri và giải quyết các kiến

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 114 - 116)

trong việc phục vụ đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri và giải quyết các kiến nghị của cử tri

Việc kiện tồn tở chức Văn phòng phục vụ đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri, đề cao trách nhiệm của các cơ quan phối hợp phục vụ đại biểu Quốc

hội tiếp xúc cử tri và giải quyết kiến nghị của cử tri có ý nghĩa quan trọng tạo điều kiện thuận lợi để đại biểu Quốc hội hoàn thành nhiệm vụ tiếp xúc cử tri; thu thập, phản ánh kiến nghị và thông báo kết quả giải quyết kiến nghị đến cử tri. Vì vậy, cần thiết phải tiếp tục hồn thiện bộ máy văn phòng phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội và đề cao vai trò, trách nhiệm cơ quan, tổ chức hữu quan, cụ thể như sau:

(1) Đối với Văn phịng phục vụ Đồn đại biểu Quốc hội

Một là, xây dựng Văn phòng phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội thật sự

chuyên nghiệp, bảo đảm về số lượng và chất lượng biên chế cán bộ chun mơn. Điều đó có nghĩa là cần thiết phải tái lập Văn phòng giúp việc Đoàn đại biểu Quốc hội riêng. Mỗi văn phòng này cần được bảo đảm ít nhất số lượng cán bộ chun mơn tương ứng với số lượng đại biểu của Đoàn ĐBQH. Với yêu cầu đại biểu Quốc hội tự tiến hành các hoạt động tiếp xúc cử tri, giám sát...thì cần phải có cán bộ, chuyên viên Văn phòng giúp việc. Do vậy, việc bố trí số cán bộ chuyên môn tương ứng với số lượng đại biểu Quốc hội trong Đồn là phù hợp. Có như vậy mới nâng cao được vai trò, hiệu qủa hoạt động của Văn phòng phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội nói chung, đại biểu nói riêng, trong đó có hoạt động tiếp xúc cử tri. Văn phòng này có trách nhiệm tở chức giúp Đồn đại biểu Quốc hội trong các công tác tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri; tham mưu, đề xuất với Đoàn đại biểu Quốc hội trong hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri.

Hai là, tổ chức lại mơ hình Thư ký Đồn Đại biểu Quốc hội như trong

nhiệm kỳ Quốc hội khóa X, XI. Đây là mơ hình chức danh mang tính chất phục vụ Đồn đại biểu Quốc hội; giúp Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội triển khai một số cơng việc mang tính chất chun mơn nhất định tại kỳ họp Quốc hội.

(2) Đối với các cơ quan, tở chức ở địa phương có trách nhiệm phối hợp phục vụ hoạt động tiếp xúc cử tri và giải quyết kiến nghị của cử tri, cần quy định theo hướng:

Một là, các cơ quan nhà nước cần quan tâm bố trí cán bộ theo dõi việc tiếp

nhận, nghiên cứu các kiến nghị của cử tri do đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội chuyển đến; đồng thời giải quyết kiến nghị và kịp thời trả lời cử tri và thông báo kết quả giải quyết đến đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội.

Hai là, các cơ quan thông tin đại chúng trong việc đưa tin hoạt động tiếp

xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đăng tải kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri để nhân dân biết, theo dõi.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w