Đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri gắn liền với việc nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hộ

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 92 - 95)

chất lượng đại biểu Quốc hội

Tại các Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc của Đảng khóa X, XI đều xác định “Hoàn thiện cơ chế bầu cử đại biểu Quốc hội để cử tri lựa chọn và bầu những người thực sự tiêu biểu vào Quốc hội. Nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, tăng hợp lý số lượng đại biểu chuyên trách”. Đến Đại hội XI

thì vấn đề trên được phát triển thêm nội dung “có cơ chế để đại biểu Quốc hội gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm với cử tri”.

Luật bầu cử đại biểu Quốc hội đã quy định những tiêu chuẩn để lựa chọn đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội ở nước ta phải là những người trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu thực hiện cơng cuộc đởi mới vì sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư, gương mẫu chấp hành pháp luật, khơng tham nhũng, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các hành vi vi phạm pháp luật; có trình độ, năng lực và điều kiện thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

Đi đơi với việc tiếp tục nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, cần bảo đảm hợp lý cơ cấu của đại biểu Quốc hội. Cơ cấu đại biểu Quốc hội khóa cần được điều chỉnh theo hướng nâng cao chất lượng, tăng thêm số đại biểu Quốc hội chun trách, có tỉ lệ thích đáng đại biểu nữ, đại biểu người dân tộc thiểu số, đại biểu thuộc khối Mặt trận và các đồn thể chính trị - xã hội, có số lượng hợp lý đại biểu cơng tác ở các cơ quan đảng, cơ quan nhà nước, các địa phương và đại biểu thuộc các thành phần khác.

Lựa chọn người thật sự tiêu biểu vào Quốc hội, nâng cao chất lượng của đại biểu Quốc hội đã được thể hiện trong các văn kiện của Đảng ta. Để làm được việc này thì ngay từ cơ chế bầu cử đại biểu Quốc hội phảo được xác định rõ ràng các tiêu chí của người đại biểu. Mặt khác, Văn kiện của Đảng ta cũng xác định “tăng hợp lý số lượng đại biểu chuyên trách” nhằm từng bước xây dựng một Quốc hội hoạt động chuyên nghiệp, bảo đảm chất lượng, hiệu quả của Quốc hội, trong đó có hoạt động tiếp xúc cử tri.

Bước tiến quan trọng trong quan điểm của Đảng ta về hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội đã thể hiện trong Văn kiện Đại hội XI, trong đó

đã xác định: “cơ chế để đại biểu Quốc hội gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm với cử tri”. Đây là cơ sở quan trọng đòi hỏi Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội cần tở chức nghiên cứu nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng, xây dựng được cơ sở pháp lý phù hợp, đáp ứng được yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân.

Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho nhân dân trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là thành viên của Quốc hội do đó đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tham gia quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội: lập hiến, lập pháp, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân; tham gia thực hiện quyền giám sát tối cao với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tham gia và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan của Quốc hội mà mình là thành viên. Để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của người đại diện thì đại biểu Quốc hội khơng thể không thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Muốn vậy, Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xun tiếp xúc với cử tri dưới nhiều hình thức thích hợp để tìm hiều tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội và các cơ quan nhà nước hữu quan.

Đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri là nội dung quan trọng trong đổi mới tổng thế về tổ chức và hoạt động của Quốc hội nước ta, trong đó cần thiết phải đởi mới cơ chế bầu cử, nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội nước ta. Xây dựng một Quốc hội mà ở đó đại biểu Quốc hội có trình độ, năng lực cao thì sẽ là cơ sở quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w