Các tiêu chí đánh giá hồn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hộ

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 38 - 41)

của đại biểu Quốc hội

- Tiêu chí 1: Bảo đảm thể chế hóa đường lối của Đảng đối với hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội

Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Đường lối của Đảng có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, là tư tưởng chỉ đạo cho việc xác định nội dung của các chính sách, pháp luật. Có thể nói, việc xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật gắn chặt với quá trình thể chế hóa đường lối chính trị của Đảng Cơng sản.

Thể chế hóa đường lối của Đảng về trách nhiệm tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội là hoạt động xây dựng các quy phạm pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội. Hoạt động đó dựa trên cơ sở quán triệt những định hướng, nội dung tư tưởng chỉ đạo cơ bản của Đảng về điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ đại biểu Quốc hội nói chung, nhiệm vụ tiếp xúc cử tri nói riêng.

Pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội phải thể hiện trung thành, nhất quán, đầy đủ, chính xác và kịp thời với định hướng về nội dung của đường lối chính trị, nhằm hồn thiện cơ chế để đại biểu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ tiếp xúc cử tri và thực hiện tốt hơn vai trò đại diện của mình trước cử tri. Kết quả của việc thể chế hóa đường lối của Đảng về tiếp xúc cử tri là việc Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, làm cơ sở pháp lý cho hoạt động của đại biểu Quốc hội.

Do vậy, để đánh giá thực trạng vai trò của pháp luật về tiếp xúc cử tri, cần phải xem xét đến việc Nhà nước có ban hành kịp thời các văn bản pháp luật về lĩnh vực này hay không, nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật đó có thể hiện đầy đủ, chính xác nội dung định hướng đường lối của Đảng hay khơng.

- Tiêu chí 2: Bảo đảm tính pháp lý trong nội dung của pháp luật về tiếp xúc cử tri

Như đã trình bày ở trên, pháp luật về tiếp xúc cử tri là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội. Vì vậy, để đánh giá thực trạng vai trò của pháp luật về tiếp xúc cử tri, phải dựa trên cơ sở việc đánh giá nội dung của pháp luật trong lĩnh vực này, có nghĩa là phải đánh giá dựa vào các dấu hiệu sau:

Pháp luật về tiếp xúc cử tri có đủ các chế định, quy phạm pháp luật theo cơ cấu nội dung, quy định đầy đủ, cụ thể và minh bạch quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động tiếp xúc cử tri hay không, các khái niệm về tiếp xúc cử tri có chính xác, rõ ràng hay không.

Pháp luật về tiếp xúc cử tri có phù hợp với trình độ phát triển của thực tiễn và những đòi hỏi của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hay khơng. Tính phù hợp của pháp luật về tiếp xúc cử tri thể hiện ở việc các quy định về các nguyên tắc trong tiếp xúc cử tri, đối tượng, vai trò, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội và của các cơ quan, tở chức hữu quan…có phù hợp với các ngun tắc tở chức bộ máy nhà nước, với thể chế chính trị ở Việt Nam, với điều kiện kinh tế - xã hội nước ta hay khơng.

Việc tiếp xúc cử tri là một loại hình hoạt động đặc thù của đại biểu Quốc hội. Đó là hoạt động mang tính chính trị - pháp lý. Do vậy, khi đánh giá nội dung của pháp luật về tiếp xúc cử tri phải xem xét các quy định này có đáp ứng được những u cầu đởi mới tở chức và hoạt động của Quốc hội trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì

dân hay khơng. Pháp luật có tạo ra một cơ chế pháp lý để đại biểu Quốc hội thực hiện tốt trách nhiệm tiếp xúc cử tri, đồng thời góp phần vào việc xây dựng Quốc hội ngày càng thật sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất hay khơng.

- Tiêu chí 3: Bảo đảm về hình thức của pháp luật về tiếp xúc cử tri

Trên cơ sở lý luận về hình thức của pháp luật, việc đánh giá thực trạng hình thức của pháp luật về tiếp xúc cử tri được xem xét ở các khía cạnh sau:

Tính thống nhất và đồng bộ của pháp luật về tiếp xúc cử tri. Tính thống nhất, đồng bộ của pháp luật trong lĩnh vực này thể hiện sự không mâu thuẫn, không trùng lặp, chồng chéo và triệt tiêu giữa các chế định và quy phạm pháp luật với nhau.

Các văn bản quy phạm pháp luật về về tiếp xúc cử tri có bảo đảm trật tự, thứ bậc về hiệu lực hay không. Các quy định trong mỗi văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này có bảo đảm tính lơgic về trật tự nội dung hay không.

Tên gọi của văn bản quy phạm pháp luật về tiếp xúc cử tri có phù hợp với nội dung văn bản hay không, ngôn ngữ, văn phong được sử dụng trong văn bản có chính xác, dễ hiểu hay khơng, có giải qút được những mâu thuẫn giữa tính khái quát cao của quy phạm pháp luật với tính cụ thể của các mối quan hệ về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội hay không.

Nếu pháp luật về tiếp xúc cử tri đáp ứng được những yêu cầu về mặt hình thức như đã nêu trên thì pháp luật đó sẽ thực hiện tốt các vai trò của mình, còn ngược lại nếu pháp luật về tiếp xúc cử tri không đáp ứng hoặc đáp ứng không đầy đủ những yêu cầu trên thì sẽ khơng thực hiện được vai trò của mình trong đời sống xã hội.

- Tiêu chí 4: Bảo đảm chất lượng thực hiện pháp luật về tiếp xúc cử tri

Đây cũng là một tiêu chí để đánh giá thực trạng vai trò của pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, bởi vì, việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này cũng là giai đoạn mà các nguyên tắc xử sự, các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động tiếp xúc cử tri được xác lập, thực hiện; là

quá trình mà chủ trương của Đảng ta về về tiếp xúc cử tri được kiểm nghiệm trên thực tế, cũng như sự kiểm tra, đánh giá hoạt động thể chế hóa của Nhà nước đối với các chủ trương đó. Do vậy, chất lượng thực hiện pháp luật về tiếp xúc cử tri sẽ phần nào phản ánh mức độ phù hợp giữa pháp luật trong lĩnh vực này với chủ trương của Đảng, với thực tiễn hoạt động tiếp xúc cử tri và trình độ thể chế hóa đường lối của Đảng thành các quy phạm pháp luật về tiếp xúc cử tri.

Những tiêu chí trên đây là cơ sở lý luận quan trọng để đánh giá vai trò của pháp luật về tiếp xúc cử tri, phân tích được những ưu điểm, hạn chế và rút ra được những nguyên nhân của hạn chế, từ đó nêu ra các quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của pháp luật về tiếp xúc cử tri ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w