Trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; bảo đảm thực hiện các quyền dân chủ của nhân dân trên thực tế thì Quốc hội càng phải chú trọng thực hiện chức năng Dân ngụn của mình. Đó cũng là đòi hỏi tất yếu, khách quan của quá trình dân chủ hóa.
Trong giai đoạn hiện nay, để bảo đảm đởi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, tăng cường mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội nói riêng, Quốc hội nói chung với cử tri thì thiết phải tiếp tục đởi mới cả về tổ chức và phương thức hoạt hộng của Quốc hội. Trong đó, cần sớm thành lập cơ quan Dân nguyện của Quốc hội (chứ không phải là cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội như hiện nay), cơ quan này có chức năng giúp Quốc hội thực hiện nhiệm vụ cơng tác dân ngụn, nhằm tạo được cơ chế thích hợp để tăng cường mối quan hệ giữa Quốc hội với nhân dân, thu hút, chuyển hóa được các kiến nghị tâm huyết cũng như những kế sách hay từ trí tuệ nhân dân vào quá trình hoạch định chính sách, pháp luật và qút định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Việc thành lập cơ quan Dân nguyện của Quốc hội khơng phải là vấn đề khó, phức tạp. Hiện tại đã tồn tại cơ quan Dân nguyện của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên trên thực tế cơ quan này hoạt động không hiệu quả do bất cập về địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ không rõ ràng. Tại báo cáo Tổng kết công tác của Ban dân nguyện nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII cũng đã chỉ ra một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế, tồn tại trong cơng tác dân ngụn là:
Quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ do Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao như đã nêu trên cho thấy, một trong những nguyên nhân rất cơ bản làm hạn chế công tác dân nguyện là do địa vị pháp lý, chức năng nhiệm vụ của Ban dân nguyện theo quy định hiện hành là chưa ngang tầm với nhiệm vụ và đòi hỏi của thực tiễn. Hiện nay, Ban dân nguyện mới chỉ là cơ quan chuyên môn giúp việc của Ủy ban thường vụ Quốc hội, khơng có đầy đủ chức năng như một cơ quan của Quốc hội nên khó có thể độc lập thực hiện các nhiệm vụ được giao, nhất là trong công tác giám sát. Chúng tôi nhận thấy rằng, công tác dân nguyện là một mảng công việc lớn của Quốc hội, đòi hỏi phải có một cơ quan như một Ủy ban của Quốc hội thì mới có thể giúp Quốc hội thực hiện lĩnh vực công tác này đạt được hiệu quả thiết thực [10, tr.577-578].
Để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác dân ngụn của Quốc hội nói chung, trong đó có cơng tác về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội nói riêng thì cần thiết phải thành lập Ủy ban Dân nguyện của Quốc hội trên cơ sở củng cố, nâng cấp Ban dân nguyện của Ủy ban thường vụ Quốc hội để Ủy ban này có đủ năng lực giúp Quốc hội thực hiện chức năng trong lĩnh vực Dân nguyện.