Hồn thiện các quy định về vị trí, vai trị của Quốc hội, đại biểu Quốc hội trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 100 - 104)

biểu Quốc hội trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay

Cần nghiên cứu đánh giá lại một cách toàn diện các quy định của pháp về vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội và của đại biểu Quốc hội trong hệ thống chính trị để trên cơ sở đó, sửa đởi, bở sung nhằm hồn thiện các quy định của pháp luật về Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Để thực hiện được trách nhiệm của mình, đại biểu Quốc hội phải thể hiện vai trò là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, là người đại diện cho nhân dân trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Là thành viên của Quốc hội, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tham gia quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội như: lập hiến, lập pháp, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân; tham gia thực hiện quyền giám sát tối cao với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Như vậy, chế định

pháp lý về đại biểu Quốc hội bao gồm các quy định từ Hiến pháp cho đến các đạo luật và văn bản dưới luật, điều chỉnh hai nhóm quan hệ xã hội cơ bản:

Một là, quy định vị trí vai trò trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, quyền

và nghĩa vụ của đại biểu trong mối quan hệ với tổ chức và hoạt động của Quốc hội; trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nước khác như: Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn và trong mối quan hệ với cử tri cả nước và cử tri nơi bầu ra mình.

Hai là, quy định về các đảm bảo cho Đại biểu Quốc hội vừa với tư cách

là đại biểu nhân dân và vừa với tư cách là thành viên của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.

Để phát huy hơn nữa vị trí và vai trò của Đại biểu Quốc hội, tương xứng với đòi hỏi nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội và mong muốn của cử tri cả nước cũng như các đơn vị bầu cử ra đại biểu, chế định pháp luật về đại biểu Quốc hội cần phải tiếp tục đởi mới và hồn thiện, theo hướng tăng cường cho đại biểu Quốc hội một số quyền hiến định như quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; hoặc tăng tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của đại biểu như Hiến pháp năm 1946 quy định: “Nghị viên khơng bị truy tố vì lời nói hay biểu qút trong Nghị viện”. Đồng thời nâng cao trách nhiệm hiến định vấn đề bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, như quy định trong Hiến pháp năm 1946, tại điều 41: “Nghị viện phải xem xét vấn đề bãi nhiệm một Nghị viên khi nhận được đề nghị của một phần tư tổng số cử tri tỉnh hay thành phố đã bầu ra nghị viên đó. Nếu 2/3 tởng số nghị viên ưng thuận đề nghị bãi nhiệm thì nghị viên đó phải từ chức”.

Ba là, tiếp tục xây dựng Quốc hội theo hướng chuyên nghiêp, bảo đảm

100% đại biểu hoạt động chuyên trách. Đây chính là một yếu tố quan trọng nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Theo quy định của pháp luật và trên thực tế cho thấy số lượng đại biểu hoạt động chuyên

trách chiếm khoảng 30% và còn lại là đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm. Tuy nhiên, đại biểu Quốc hội dù là chuyên trách hay kiêm nhiệm đều có địa vị pháp lý giống nhau. Đại biểu chuyên trách giành toàn bộ thời gian làm việc cho hoạt động của Quốc hội, còn đại biểu kiêm nhiệm “giành ít nhất 1/3 thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ đại biểu” [34, Điều 43]. Trên thực tế thời gian dành cho việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu kiêm nhiệm còn quá ít ỏi. Trong khi pháp luật quy định đại biểu Quốc hội có rất nhiều nhiệm vụ, quyền hạn, như tại các Điều 2, 3, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đồn đại biểu Quốc hội, thì ngay cả đại biểu hoạt động chuyên trách sử dụng 100% thời gian làm việc để thực hiện cũng khó có thể hồn thành tốt được khối lượng nhiệm vụ lớn như vậy. Do đó, chế độ đại biểu kiêm nhiệm ở nước ta đã và đang là trở ngại trong việc thực hiện hiệu quả hoạt động của đại biểu nói riêng, hoạt động của Quốc hội nói chung.

Chuyên nghiệp hóa hoạt động của Quốc hội là xu hướng tất yếu. Chuyên nghiệp hóa khơng chỉ xây dựng Quốc hội với 100% đại biểu chuyên trách mà cần chú trọng đến tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu Quốc hội. Nhìn lại kết quả thống kê về cơ cấu, thành phần, trình độ của đại biểu Quốc hội nước ta trong 13 khóa (xem Phụ lục 1), chúng ta có thể hình dung được xu hướng phát triển tất yếu của Quốc hội Việt Nam cả về số lượng đại biểu chuyên trách và trình độ của đại biểu Quốc hội.

Theo quy định của Luật tở chức Quốc hội thì số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chun trách có ít nhất là hai mươi lăm phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội. Trong những khóa Quốc hội gần đây (khóa XI, XII, XIII), số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách đã được nâng lên đáng kể. Hơn nữa, về trình độ của đại biểu cũng đã có những bước tiến quan trọng so với các khóa Quốc hội trước đó, tỷ lệ đại biểu có trình độ đại học và trên đại học ngày càng tăng lên qua các khóa Quốc hội. Thực tế cũng đã chứng minh đúng đắn rằng, muốn Quốc hội mạnh, thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan quyền lực nhà

nước cao nhất thì trước hết và điều kiện tiên quyết là phải xây dựng đại biểu Quốc hội thật sự là người tiêu biểu của nhân dân. Để làm được điều đó thì cũng cần tiếp tục hồn thiện cơ chế bầu cử đại biểu Quốc hội cho phù hợp với mục tiêu đặt ra.

Bốn là, cần quy định cụ thể, đầy đủ hơn về trách nhiệm của đại biểu

Quốc hội trong việc tiếp xúc, liên hệ thường xuyên, chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cử ra mình để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri. Hàng năm, đại biểu Quốc hội phải xây dựng chương trình, kế hoạch riêng về tiếp xúc, liên hệ với cử tri và gửi về Đoàn đại biểu Quốc hội để xây dựng kế hoạch chung của Đồn. Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm thực hiện kế hoạch tiếp xúc, liên hệ với cử tri và kịp thời phản ánh đến Đoàn đại biểu Quốc hội về kết quả hoạt động tiếp xúc cũng như các ý kiến, kiến nghị mà đại biểu Quốc hội đã thu thập được. Trong trường hợp đại biểu Quốc hội vì lý do cơng tác hoặc trở ngại khách quan mà không thể thực hiện được việc tiếp xúc cử tri theo kế hoạch của Đoàn đại biểu Quốc hội thì ngay sau khi kết thúc đợt cơng tác hoặc trở ngại khách quan khơng còn, đại biểu có trách nhiệm thực hiện kế hoạch tiếp xúc cử tri bổ sung.

Ngoài hoạt động tiếp xúc, liên hệ, lắng nghe, ghi nhận, phản ánh kiến nghị của cử tri, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm thực hiện việc báo cáo với cử tri về kết quả hoạt động theo định kỳ 6 tháng, 1 năm và tiến độ thực hiện chương trình hành động đã hứa với cử tri tại cuộc vận động bầu cử.

Năm là, xây dựng cơ chế để cử tri có thể thực hiện giám sát hoạt động

của đại biểu Quốc hội. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Đại biểu Quốc hội nước ta chỉ duy nhất chịu sự giám sát của cử tri, ngồi ra khơng có một cơ chế nào khác để xem xét đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của đại biểu để quyết định tái cử hay không tái cử. Ở các nước đại biểu có sự xem xét đánh giá của cử tri nơi bầu ra mình trong suốt cả nhiệm kỳ đó là cở sở để họ được bầu lại hay khơng. Vì thế ở nước ta cần xây dựng cơ chế để có thể đánh giá chất lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội để làm căn cứ quyết

định đại biểu có tái cử hay không. Do vậy, cần quy định cụ thể về việc đại biểu Quốc hội phải báo cáo với cử tri ở đơn vị bầu cử nơi bầu ra mình về thực hiện nhiệm vụ đại biểu và thực hiện chương trình hành động của mình đã hứa trước cử tri để cử tri xem xét, đánh giá. Hơn nữa, cần thiết phải có cơ chế để cử tri giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội, để qua đó, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trước nhân dân.

Tóm tại, xác định rõ vị trí và vai trò của đại biểu Quốc hội trong hệ thống chính trị nước ta nói chung, trách nhiệm đại biểu tiếp xúc cử tri nói riêng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng, để từ đó xác định cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về đại biểu Quốc hội trong các văn bản từ Hiến pháp đến các đạo luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Có như vậy, đại biểu Quốc hội mới có cơ sở pháp lý để phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trước nhân dân.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w