Sửa đổi, bổ sung các quy định về quy trình tổ chức, trình tự, thủ tục tiến hành tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hộ

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 104 - 106)

thủ tục tiến hành tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội

Để bảo đảm việc tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri được thực chất và hiệu quả hơn, cần sửa đởi, bở sung quy định về quy trình, thủ tục tở chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri, cụ thể như sau:

Một là, đơn giản hóa thủ tục, trình tự tở chức để đại biểu Quốc hội tiếp

xúc cử tri. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì quy trình tở chức, trình tự, thủ tục tiến hành tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội còn rườm rà, nhiều thủ tục hành chính, nặng về chế độ hội nghị. Điều đó dẫn đến tình trạng là, mỗi khi đại biểu Quốc hội tiến hành tiếp xúc cử tri thì thường phải được tở chức “hội nghị”. Để tở chức được hội nghị thì cũng phải mất nhiều thời gian và thủ tục, như công văn đề nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội, của Ban thường trực Mặt trận các cấp ở địa phương gửi đến các cơ quan, tổ chức hữu quan từ tỉnh đến cơ sở, giấy thông báo đến cử tri, lịch tiếp xúc, bố trí địa điểm, mời cán bộ tham dự... Từ kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động tiếp xúc cử tri như

đã nêu trên, quá trình xây dựng hệ thống pháp luật nước ta cần nghiên cứu sửa đởi các quy định về quy trình tở chức, trình tự, thủ tục tiến hành tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, giảm bớt các khâu trung gian không cần thiết như giấy mời đại diện các cơ quan, tổ chức, giấy mời cử tri tham dự cuộc tiếp xúc..; sửa đổi quy định về tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri theo hướng chỉ cần có thơng báo cơng khai, rộng rãi của Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc về kế hoạch tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội. Trên cơ sở đó, đại biểu Quốc hội có thể chủ động thực hiện việc tiếp xúc với cử tri theo thời gian, địa điểm đã thông báo, hạn chế các thủ tục hành chính khơng cần thiết trong việc tở chức đại biểu tiếp xúc cử tri.

Hai là, quy định thống nhất về cách thức tổ chức để đại biểu Quốc hội

tiếp xúc cử tri. Pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về cách tổ chức để từng cá nhân đại biểu Quốc hội hay nhóm đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri. Vì vậy, cần quy định cụ thể vấn đề này để áp dụng thống nhất trong cả nước. Để nâng cao vai trò, trách nhiệm cá nhân từng đại biểu Quốc hội trong hoạt động tiếp xúc cử tri, tăng cường mối liên hệ giữa đại biểu Quốc hội với cử tri ở đơn vị bầu cử, cần quy định thống nhất về việc tổ chức để từng đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri. Việc tở chức nhóm đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri

chỉ đặt ra trong trường hợp đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm chưa đủ kinh nghiệm tự tiến hành tiếp xúc cử tri, cần có đại biểu Quốc hội cùng tiếp xúc để bảo đảm cuộc tiếp xúc cử tri đạt hiệu quả. Mặt khác, cần sửa đổi, bổ sung quy định việc tổ chức để đại biểu tiếp xúc cử tri luân chuyển lần lượt các quận, huyện, thành phố, thị xã trong phạm vi tồn tỉnh, thành phố, khơng bó hẹp trong địa bàn đơn vị bầu cử nhằm tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội lắng nghe được tâm tư, nguyện vọng của cử tri trong toàn tỉnh, thành phố.

Ba là, quy định về việc kết hợp tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc

hội và tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân. Tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân là khơng hồn tồn giống nhau. Điều đó cũng xuất phát từ vị trí, vai trò, trách nhiệm và mục đích, sự tác động,

mối quan hệ với phạm vi đơn vị bầu cử của đại biểu Quốc hội có điểm khác hơn so với đại biểu Hội đồng nhân dân. Tuy vậy, bên cạnh việc duy trì tiếp xúc cử tri của Đồn đại biểu Quốc hội riêng. Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng nhiều cuộc tiếp xúc cử tri ở một địa bàn trong cùng một thời gian nhất định, cần quy định theo hướng khuyến khích các địa phương tở chức kết hợp tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân, nhất là tiếp xúc cử tri sau kỳ họp Quốc hội của đại biểu Quốc hội và tiếp xúc cử tri trước kỳ họp của đại biểu Hội đồng nhân dân; mời đại biểu Hội đồng nhân dân cùng tham dự các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội để lắng nghe ý kiến của cử tri.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w