Ở nhiều nước, ví dụ như ở Malaixia, Cơng hòa Séc và một số nước khác, mỗi Nghị sỹ có một Văn ở địa phương nơi Nghị sỹ ứng cử và một số cán bộ giúp việc. Mỗi tháng, Nghị sỹ dành thời gian một tuần về địa phương nơi ứng
cử để tiếp xúc với cử tri. Trong thời gian Nghị sỹ hoạt động ở Quốc hội thì cán bộ giúp việc chủ động làm các công việc được giao tại Văn phòng địa phương tiếp nhận kiến nghị của cử tri và báo cáo với Nghị sỹ.
Tóm tại, qua nghiên cứu cho thấy, quan niệm về tiếp xúc cử tri ở nhiều
nước trên thế giới không phân biệt tiếp công dân hay tiếp xúc cử tri, mà đó chính là mối quan hệ giữa Nghị sỹ với cử tri đã trực tiếp bầu ra mình. Do đó, việc Nghị sỹ liên hệ với cử tri là thực hiện trách nhiệm với cử tri đã bầu ra mình dưới rất nhiều hình thức khác nhau. Việc tổ chức để nghị sỹ tiếp xúc với cử tri không nhất thiết theo một hình thức tở chức chặt chẽ. Nghị sỹ thực hiện đối thoại, giữ mối liên hệ với cử tri chủ yếu thông qua việc tiếp công dân, gặp gỡ riêng, gặp theo nhóm, điện thoại, thư điện tử, thư bưu điện…Hoạt động của nghị sỹ ở phần lớn các nước là chuyên nghiệp, có nhiều thời gian để thực hiện tốt mối liên hệ với cử tri. Hoạt động của nghị sỹ thường gắn với hoạt động của một đảng phái chính trị nhất định. Ở các nước phát triển, cơ sở vật chất và chế độ chính sách cho Nghị sỹ được bảo đảm tốt nên Nghị sỹ có thể tở chức Văn phòng giúp việc với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm giúp Nghị sỹ hoạt động hiệu quả.
Chương 2