Tạo cơ sở pháp lý để cử tri có thể phản ánh tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị với đại biểu Quốc hội; đồng thời, giám sát việc thực hiện

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 32 - 34)

vọng, kiến nghị với đại biểu Quốc hội; đồng thời, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội

Theo quy định tại Điều 36, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội thì “Người ứng cử có tên trong Danh sách ứng cử đã công bố thực hiện quyền vận động

bầu cử thông qua việc gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri và báo cáo với cử tri dự kiến việc thực hiện trách nhiệm của người đại biểu nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội. Việc gặp gỡ, tiếp xúc cử tri do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc việt Nam Tở chức”. Đây là cơ sở để hình thành nên quy định trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trong việc báo cáo với cử tri về kết quả hoạt động hàng năm và thực hiện chương trình hành động mà đại biểu Quốc hội đã hứa với cử tri trong cuộc vận động.

Pháp luật quy định đại biểu Quốc hội có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của mình và cử tri thực hiện quyền giám sát hoạt động của người đại diện do mình bầu ra. Tại Điều 13, Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội quy định:“Mỗi năm một lần, kết hợp với việc tiếp xúc cử tri trong thời gian cuối năm, đại biểu Quốc hội báo cáo với cử tri về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình” và “Cử tri có thể trực tiếp hoặc thông qua Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc địa phương yêu cầu đại biểu báo cáo cơng tác và có thể nhận xét đối với việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội. Ý kiến nhận xét của cử tri đối với đại biểu Quốc hội được Đoàn đại biểu Quốc hội phối hợp với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng hợp báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội”.

Các quy định của pháp luật nêu trên còn là cơ sở pháp lý để cử tri thực hiện quyền tiếp xúc, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của mình với đại biểu Quốc hội; đồng thời cũng là cơ sở để giám sát việc thực hiện trách nhiệm của đại biểu và qua đó đánh giá được sự tín nhiệm của cử tri đối với đại biểu Quốc hội. Hơn nữa, trong trường hợp đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tuỳ mức độ phạm sai lầm mà bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm. Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc đưa ra Quốc hội bãi nhiệm hoặc cử tri nơi bầu ra đại biểu bãi nhiệm đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc của cử tri nơi bầu ra đại biểu Quốc hội đó (Khoản 1, Điều 32, Quy chế hoạt động của đại

biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội); và “Đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tuỳ mức độ phạm sai lầm mà bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm” (Khoản 1, Điều 36 Nội quy kỳ họp Quốc hội).

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w