Sửa đổi, bổ sung các quy định về hình thức, nội dung tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hộ

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 106 - 111)

cử tri của đại biểu Quốc hội

Từ thực tiễn cho thấy, hình thức và nội dung tiếp xúc cử tri có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội. Để khắc phục tính hình thức trong hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, hướng nội dung tiếp xúc có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, thiết thực thì cần sửa đổi các quy định về vấn đề này như sau:

(1) Về các hình thức tiếp xúc cử tri

Một là, cải tiến hình thức tở chức tiếp xúc cử tri theo chế độ hội nghị.

Đơn giản hóa các thủ tục tở chức hội nghị tiếp xúc cử tri, bảo đảm hội nghị là nơi đại biểu Quốc hội đến tiếp xúc, trao đổi, thảo luận với cử tri. Việc tổ chức hội nghị này làm sao thấy rõ được vai trò của hai chủ thể là đại biểu Quốc hội và cử tri; đồng thời, phát huy được tính chủ động phát biểu ý kiến, kiến nghị của cử tri tại cuộc tiếp xúc, hạn chế sự tham gia quá nhiều của đại diện các dơ quan, tở chức hữu quan. Thiết kế mơ hình tở chức hội nghị tiếp xúc cử tri khơng giống như mơ hình các hội nghị của cơ quan nhà nước, mà đó là hội nghị mang tính chất tập hợp được rộng rãi cử tri tham dự và tiếp xúc, trao đởi với đại biểu Quốc hội.

Để cải tiến hình thức tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cần phải sửa đởi chương trình hội nghị tiếp xúc cử tri cho phù hợp. Theo Điều 11, Nghị quyết liên tịch số 06 thì chương trình Hội nghị tiếp xúc cử tri được tiến hành qua 06 bước do chủ thể khác nhau thực hiện, như: đại diện Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, đại biểu Quốc hội, cử tri. Với nhiều thành phần, trình tự, thủ tục khác nhau trong một hội nghị tiếp xúc cử tri đã nói lên một điều rằng, ở đó, vai trò của đại biểu quốc hội và cử tri không thật sự được thể hiện rõ nét. Trên thực tế, hội nghị tiếp xúc cử tri được thực hiện theo một quy trình quá chặt chẽ, từ 1 đến 06 bước mới kết thúc. Chính vì vậy, hội nghị tiếp xức cử tri khó có thể tạo được khơng khí cởi mở, gần gũi giữa đại biểu Quốc hội với cử tri. Do vậy, để cải tiến, khắc phục tính hình thức hội nghị tiếp xúc cử tri, nhất thiết phải giảm các bước, sự hiện diện của các thành phần ngoài cử tri. Thiết kế chương trình hội nghị tập trung thời gian để đại biểu Quốc hội và cử tri trao đổi, thảo luận về những nội dung mà họ quan tâm. Có như vậy, hội nghị tiếp xúc cử tri mới làm sống động mối quan hệ gần gũi giữa đại biểu với cử tri. Hơn nữa, việc giảm các thành phần tại hội nghị tiếp xúc cử tri là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương cũng chính là điều chỉnh, bảo đảm khơng khí hội nghị tiếp xúc được bình thường, tránh được sự quá trang nghiêm, căng thẳng của hội nghị tiếp xúc. Cải tiến chương trình hội nghị tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Quốc hội sao cho phù hợp với thực tế, hạn chế các thủ tục hành chính rườm rà, tạo khơng khí cởi mở, dân chủ, thẳng thắn để phát huy hiệu quả của hội nghị tiếp xúc; dành nhiều thời gian hơn để cử tri phát biểu ý kiến, kiến nghị.

Hai là, cải tiến cách thức tổ chức tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh

vực; tiếp xúc cử tri ở nơi cư trú và ở nơi công tác theo hướng linh hoạt. Theo quy định hiện hành thì tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, tiếp xúc cử tri ở nơi cư trú, nơi làm việc đều được tở chức theo hình thức hội nghị. Trên thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các hình thức này triển khai thực hiện chưa đạt hiệu quả. Trong đó, có một nguyên nhân quan trọng là do hình thức

“hội nghị” có lúc khơng phù hợp với tính chất, nội dung của loại hình tiếp xúc này. Do vậy, để phát huy hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội khi tiếp xúc theo chuyên đề, nơi cư trú, nơi làm việc thì nên quy định thật sự linh hoạt về hình thức (hội nghị hoặc khơng hội nghị) cũng như về nội dung, trình tự, thủ tục tiến hành tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội. Hình thức và nội dung tiến hành loại hình tiếp xúc nêu trên đây nên quy định: do đại biểu Quốc hội quyết định thực hiện.

Ba là, quy định mềm dẻo về trách nhiệm của biểu Quốc hội chuyên trách

ở cả trung ương và địa phương trong việc tiếp xúc cử tri ở nơi làm việc. Các đại biểu Quốc hội chun trách có thể thực hiện hoặc khơng thực hiện việc tiếp xúc cử tri ở nơi làm việc tùy theo điều kiện của mình. Mặc dù địa vị pháp lý và trách nhiệm của đại biểu Quốc hội là như nhau, song từ thực tế cho thấy, do tính chất đặc thù trong hoạt động của các cơ quan của Quốc hội, mối quan hệ qua lại giữa đại biểu Quốc hội chuyên trách với các cử tri là cán bộ, công chức của Văn phòng Quốc hội, Văn phòng phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội cũng đã được thể hiện rõ trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội. Các ý kiến, kiến nghị của cử tri là cán bộ, công chức đã được phản ánh với đại biểu Quốc hội chuyên trách thể hiện trong quá trình cán bộ, cơng chức thực hiện nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận, đề xuất, tham vấn đại biểu Quốc hội. Do vậy, để tạo điều kiện thời gian cho đại biểu Quốc hội chuyên trách tiếp xúc với cử tri ở nơi cư trú, tiếp xúc theo chuyên đề, lĩnh vực hoặc cử tri ở địa bàn khác thì cần quy định theo hướng khơng bắt buộc đại biểu Quốc hội chuyên trách tiếp xúc cử tri ở nơi làm việc.

Bốn là, về việc đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri ở nơi cư trú cần sửa đổi

quy định theo hướng, hình thức thực hiện việc tiếp xúc cử tri của đại biểu có thể thơng qua việc đại biểu tham dự các cuộc họp của thôn, tổ dân phố, các hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân nơi cư trú;

Năm là, trong trường hợp tổ chức tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh

dung, chương trình hội nghị tiếp xúc theo hướng đơn giản thủ tục và thành phần hội nghị. Chương trình hội nghị được thiết kế theo hướng đề cao vai trò, tính chủ động của đại biểu Quốc hội và cử tri. Nội dung tiếp xúc cũng phải linh hoạt, thiết thực, phù hợp với sự quan tâm của đại biểu Quốc hội và nhóm cử tri mà đại biểu Quốc hội tiếp xúc.

Sáu là, hoàn thiện cơ chế để đại biểu Quốc hội tự tiến hành các hoạt

động tiếp xúc, liên hệ với cử tri (không theo chế độ hội nghị). Đây là hình thức đề cao vai trò và nhu cầu tự thân của đại biểu Quốc hội trong việc tiếp xúc, liên hệ với cử tri. Ngồi các hình thức tiếp xúc cử tri như đã nêu trên, tùy theo điều kiện cụ thể, đại biểu Quốc hội tự triển khai viêc tiếp xúc với cá nhân, nhóm cử tri bất kỳ, dưới hình thức như: gặp gỡ trực tiếp; đại biểu Quốc hội có thể liên hệ thơng qua điện thoại; thư bưu điện, thư điện tử; báo, đài phát thanh, đài truyền hình.v.v.để thu thập, phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhất là cử tri ở đơn vị bầu cử ra mình. Trong trường hợp cần thiết, đại biểu Quốc hội có thể tiến hành các hoạt động để kiểm chứng, làm rõ tính chân thực của nội dung ý kiến, kiến nghị mà cử tri đã cung cấp.

Thay vì được cử tri tới bày tỏ ý kiến của mình, đại biểu Quốc hội cần chủ động tiếp xúc với cử tri để lấy ý kiến đóng góp của người dân nói chung hay của các nhóm cử tri cụ thể về những vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm. Trong hình thức khơng hội nghị có nhiều cách thức để đại biểu chủ động tiếp xúc cử tri, đó là:

+ Thăm hỏi tại nhà;

+ Gặp gỡ định kỳ với các nhóm trong xã hội;

+ Tham vấn riêng (các cuộc tiếp xúc với các cá nhân hoặc các nhóm cá nhân); + Các cuộc tiếp xúc cá nhân (Các cuộc tiếp xúc để thu thập thông tin và các bình luận, thường là từ các cơ quan hữu quan, hoặc các chuyên gia khác để có thể hiểu vấn đề rõ hơn).

+ Đại biểu Quốc hội có thể tự gặp gỡ, thâm nhập, đối thoại với cử tri; khảo sát tình hình theo ý kiến của cử tri; mỗi tháng nên dành cho đại biểu có

1-2 ngày đến cơ sở gặp cử tri, có thể là tại trụ sở UBND xã thuận tiện đi lại cho một số xã lân cận.

+ Giữ liên hệ cử tri qua Internet: Đại biểu Quốc hội có thể giữ mối liên hệ với cử tri dưới những hình thức khác nhau, như qua Internet để trao đổi, thu thập ý kiến, kiến nghị của cử tri, những vấn đề cơ quan dân cử muốn lắng nghe từ cử tri. Đây cũng là hình thức giữ mối liên hệ cử tri thích hợp với cá nhân đại biểu. Mỗi đại biểu có thể lập một hộp thư điện tử (e-mail) riêng, thơng báo số điện thoại để có thể kết nối, thu thập được ý kiến, kiến nghị của cử tri. Tương tự như hình thức Internet, đại biểu Quốc hội có thể khai thác những thế mạnh của từng phương tiện thơng tin khác nhau để có thể tăng cường mối quan hệ với cử tri.

(2) Về nội dung tiếp xúc cử tri

Pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về nội dung tiếp xúc cử tri là nhưng vấn đề gì, có chăng nội dung tiếp xúc cử tri được đề cập lẫn trong quy định về chương trình hội nghị tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Quốc hội. Điều đó cũng đã dẫn đến tình trạng là, ở những địa phương khác nhau thì đại biểu Quốc hội thực hiện việc trao đổi, thảo luận với cử tri về những nội dung khơng hồn toàn giống nhau. Trên thực tế, cử tri thường đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau của đời sống xã hội thuộc trách nhiêm của các cơ quan quản lý nhà nước từ địa phương đến Trung ương, trong đó có những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và của Quốc hội. Còn đại biểu Quốc hội thường báo cáo kết quả kỳ họp Quốc hội và hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội.

Vì vậy, để bảo đảo việc tiếp xúc cử tri của địa biểu Quốc hội hướng tới mục tiêu chung là lắng nghe, thu thập, phản ánh kiến nghị của cử tri, cần xác định rõ hơn về nội dung tiếp xúc cử tri. Đó là những nội dung mà đại biểu Quốc hội báo cáo, trao đổi với cử tri và những vấn đề mà cử tri nêu lên, kiến nghị với các cơ quan nhà nước. Nội dung mà đại biểu Quốc hội báo cáo với cử tri tại buổi tiếp xúc cũng cần nghiên cứu, quy định theo hướng: đại biểu

báo cáo, gợi mở những vấn đề thuộc nội dung chương trình làm việc từng kỳ họp và cả năm của Quốc hội; kết quả làm việc trong và ngoài kỳ của Quốc hội, của các cơ quan của Quốc hội, của Đoàn đại biểu Quốc hội và của đại biểu Quốc hội. Đồng thời, cần quy định rõ nội dung đại biểu Quốc hội báo cáo với cử tri về kết quả thực hiện chương trình hành động của minh đã hứa với cử tri. Trong những điều kiện cho phép thì đại biểu Quốc hội quyết định báo cáo, trao đổi với cử tri về những nội dung mà cử tri quan tâm.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w