Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hộ

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 35 - 38)

biểu và cử tri.

1.2.2. u cầu và tiêu chí hồn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri củađại biểu Quốc hội đại biểu Quốc hội

1.2.2.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểuQuốc hội Quốc hội

Hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta là một trong những yêu cầu cấp bách trong thời kỳ đổi mới, hội nhập, chuyển từ cơ chế tập trung báo cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân thì đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật động bộ, thống nhất, khả thi lại càng cấp bách hơn bao giờ hết. Trong nhiều văn kiện, Đảng ta luôn coi trọng việc đổi mới hoạt động xây dựng pháp luật nhằm hướng tới hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Tại Báo cáo chính trị trình Đại hội lần thứ X của Đảng (năm 2006) đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Hoàn thiện cơ chế bầu cử nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội; tăng hợp lý số lượng đại biểu chuyên trách, phát huy tốt hơn vai trò của đại biểu và đoàn đại biểu Quốc hội” [20, tr.126].

Trong Báo cáo số 143/TLHN ngày 25/12/2008 của Ban chấp hành Trung ương về kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng trong nửa đầu nhiệm kỳ (2006-2008) đã nhận định:

Tổ chức bộ máy và hoạt động của Quốc hội trên một số mặt chưa tương xứng với nhiệm vụ và quyền hạn mà Hiến pháp và luật đã quy định. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh còn có mặt chưa sát thực tế, tính khả thi chưa cao. Nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh; một số luật, pháp lệnh được ban hành nhưng chưa cụ thể, phải chờ văn bản hướng dẫn nên chậm đi vào cuộc sống; quá trình hồn thiện hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ. Một số quy định không còn phù hợp với thực tiễn, gây bức xúc

trong xã hội nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung. Hoạt động giám sát của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội chưa đạt hiệu quả; kiến nghị các biện pháp chế tài của cơ quan giám sát chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn và nguyện vọng của nhân dân[21, tr.73].

Trên cơ sở báo cáo của Đảng đồn Quốc hội, Bộ Chính trị đã có Kết luận tại Thông báo số 144-TB/TW ngày 28/3/2008 một số vấn đề về tổ chức, hoạt động của Quốc hội và Đảng đồn Quốc hội, trong đó đã xác định một trong những phương hướng nhiệm vụ cần tiếp tục nghiên cứu của Quốc hội trong thời gian tới là “Đổi mới mạnh mẽ việc tiếp xúc cử tri của các đại biểu Quốc hội cả về nội dung, cách thức tổ chức; khắc phục tính đơn điệu, hình thức theo chế độ hội nghị. Từng đại biểu Quốc hội cần có kế hoạch cụ thể, thiết thực thâm nhập vào các hoạt động của đời sống xã hội ở địa phương để hiểu rõ những yêu cầu của thực tiễn và tâm tư, nguyện vọng của cử tri, qua đó đại biểu Quốc hội mới có thể thực hiện được vai trò đại biểu của nhân dân và nhân dân mới đặt niềm tin vào Quốc hội”.

Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa X trình Đại hội XI của Đảng, tại mục VII về phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đã khẳng định:

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đề vì lợi ích của nhân dân;… Có cơ chế cụ thể để nhân dân thực hiện trên thực tế quyền làm chủ trực tiếp và quyền làm chủ thơng qua các cơ quan đại diện của mình [22, tr.47-48]. Cũng trong Báo cáo này, tại mục VIII về đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã xác định:

Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo. Nhà nước chăm

lo, phục vụ nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Tở chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa [22, tr.52].

Một trong ba nội dung lớn của nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền đó là:

Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm cho Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, tăng hợp lý số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách; có cơ chế để đại biểu Quốc hội gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm với cử tri... [22, tr.52]. Thực tiễn thực hiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội nước ta trong thời gian qua cũng đã cho thấy, pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội vẫn còn nhiều bất cập, không còn đáp ứng được yêu cầu tăng cường mối quan hệ trách nhiệm giữa đại biểu Quốc hội với cử tri... Từ kinh nghiệm xây dựng và thực hiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, TS. Bùi Ngọc Thanh, Nguyên Ủy viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã nhận định:

Còn khá nhiều các vấn đề về các hình thức tiếp xúc cử tri, thành phần hội nghị tiếp xúc cử tri, trách nhiệm của các cơ quan trong việc tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri, nội dung các cuộc tiếp xúc...cần được xem xét, cải tiến. Từ hoạt động thực tiễn của các đoàn đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên có văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể các điều về tiếp xúc cử tri được quy định tại Luật Tổ chức Quốc hội thay cho hướng dẫn thi hành Nghị quyết liên tịch số 06 ngày 10-9-2004 để các Đồn đại biểu Quốc hội thực hiện thống nhất, có hiệu quả hơn [42].

Để xây dựng được “cơ chế để đại biểu Quốc hội gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm với cử tri” và “Đổi mới mạnh mẽ việc tiếp xúc cử tri của các đại biểu Quốc hội cả về nội dung, cách thức tở chức; khắc phục tính đơn điệu, hình thức theo chế độ hội nghị” như đã nêu trong các văn bản của Đảng, thì cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w