chức hữu quan trong việc tập hợp, tổng hợp, xử lý kiến nghị của cử tri
Pháp luật hiện hành tuy đã có một số quy định về tập hợp, tởng hợp, xử lý kiến nghị của cử tri nhưng vẫn chưa đầy đủ, cụ thể, có điểm còn chồng chéo, khơng thống nhất. Để tạo cơ sở pháp lý thuận lợi, thống nhất cho các hoạt động tập hợp, tổng hợp và xử lý kiến nghị của cử tri cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về những nội dung cụ thể sau đây:
Một là, quy định thống nhất về nguồn thông tin, ý kiến, kiến nghị để tập
hợp, tổng hợp. Trên thực tế không chỉ cử tri có ý kiến, kiến nghị mà còn có nhiều ý kiến, kiến nghị từ các cơ quan, tổ chức gửi đến đại biểu Quốc hội, các cơ quan quản Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc các cấp. Trên thực tế, báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước được Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tở quốc Việt Nam trình bày trước Quốc hội được tổng hợp tư 05 nguồn thông tin khác nhau. Ý kiến, kiến nghị của cử tri thu thập được qua hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội cũng chỉ là một trong năm nguồn đó. Chính vì vậy, cần sửa đổi và quy định cụ thể về các nguồn để tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri. Đồng thời, sửa đởi bảo đảm tính thống nhất của các quy định pháp luật về cơ quan thực hiện việc xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri để trình ra kỳ họp Quốc hội.
Hai là, hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội,
các cơ quan, tổ chức hữu quan trong hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Đồn đại biểu Quốc hội,
đại biểu Quốc hội, Ban dân nguyện của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác tập hợp, tổng hợp, xử lý các ý kiến, kiến nghị của cử tri theo hướng các hoạt động trên đây được thực hiện thường xuyên như: bất kỳ ở đâu, trong hay ngoài kỳ họp Quốc hội; xây dựng quy định về đánh giá, phân tích kiến nghị để xác định vấn đề và cơ quan có thẩm quyền giải quyết; về xử lý, chuyển kịp thời (bảo đảm tính thời sự của kiến nghị); về cơ chế phối hợp thực hiện theo từng công đoạn giữa các cơ quan, tổ chức này. Đồng thời đề cao vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc các cấp ở địa phương trong việc tập hợp, phản ánh kiến nghị của nhân dân. Theo đó, trách nhiệm của đại biểu, các cơ quan, tổ chức hữu quan như sau:
- Đại biểu Quốc hội ngay sau khi thu thập được các ý kiến, kiến nghị của cử tri có trách nhiệm chuyển các ý kiến, kiến nghị đó (bằng văn bản) đến Đoàn đại biểu Quốc hội qua Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân;
- Đoàn đại biểu Quốc hội sau khi nhận được các ý kiến, kiến nghị của cử tri do đại biểu Quốc hội chuyển đến, có trách nhiệm phân loại, tởng hợp, chuyển đến cơ quan có thẩm quyền, cụ thể như sau:
+ Đối với các kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải qút của cơ quan, tở chức ở địa phương thì phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chuyển yêu cầu các cơ quan, tở chức có trách nhiệm giải quyết.
+ Đối với các kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, tổ chức ở trung ương thì chuyển đến Ban Dân nguyện của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
+ Để bảo đảm báo cáo tổng hợp kiến nghị của cử tri phản ánh đầy đủ, trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri, Đồn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tở chức lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội trong đoàn về báo cáo tổng hợp kiến nghị của cử tri trước khi gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng thời, thường xuyên
phối hợp với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong việc đôn đốc các cơ quan, tổ chức giải quyết kiến nghị của của cử tri thuộc thẩm quyền của địa phương mà Đoàn chuyển đến.
- Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tở quốc cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp, cung cấp các thông tin về ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân ở địa phương cho Đoàn đại biểu Quốc hội, đồng thời phối hợp với Đồn đại biểu Quốc hội trong việc tập hợp, tởng hợp các kiến nghị của cử tri ở địa phương.
- Ban Dân nguyện của Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm tập hợp, phân loại các kiến nghị của cử tri do Đoàn đại biểu Quốc hội chuyển đến. Việc rà soát cần xác định rõ thẩm quyền giải quyết kiến nghị của các cơ quan nhà nước, tách những kiến nghị trùng lặp, những kiến nghị đã được giải quyết hoặc không thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan tở chức ở trung ương để thơng báo đến Đồn đại biểu Quốc hội biết. Trên cơ sở các kiến nghị đã được sàng lọc, Ban dân nguyện có trách nhiệm giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội chuyển các kiến nghị của cử tri đến các cơ quan, tở chức có thẩm quyền ở trung để nghiên cứu, giải quyết, trả lời cử tri; đồng thời theo dõi, đôn đốc các cơ quan này trong việc giải quyết kiến nghị của cử tri.