Xác lập cơ sở pháp lý về hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội cũng như trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 29 - 32)

Quốc hội cũng như trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội

Các quy định của pháp luật về tiếp xúc cử tri đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để đại biểu Quốc hội thực hiện trách nhiệm của mình. Tại Điều 61, Luật tở chức Quốc hội và Hội đồng nhà nước năm 1981 đã quy định: “Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri. Sau mỗi kỳ họp Quốc hội, các đại biểu Quốc hội báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các luật và nghị quyết đã được Quốc hội thông qua. Đại biểu Quốc hội tuyên truyền, phở biến pháp luật và chính sách của Nhà nước, động viên nhân dân tham gia quản lý Nhà nước”.

Đến Hiến pháp 1992, tại Điều 97 quy định: “Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước. Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội và các cơ quan Nhà nước hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội; trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hướng dẫn, giúp đỡ cơng dân thực hiện các quyền đó”.

Trên cơ sở đó, quá trình xây dựng, ban hành Luật tổ chức Quốc hội năm 1992 cũng đã cụ thể hóa quy định tại Điểu 97, Hiến pháp năm 1992 về việc

đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri. Tại Điều 43 Luật tổ chức Quốc hội quy định: “Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến của cử tri với Quốc hội và cơ quan Nhà nước hữu quan.

Mỗi năm ít nhất một lần đại biểu phải báo cáo trước cử tri về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình. Cử tri có thể trực tiếp hoặc thơng qua Mặt trận Tở quốc yêu cầu đại biểu báo cáo cơng tác và có thể nhận xét đối với việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội”.

Nhằm cụ thể hoá các quy định về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội trong Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi năm 2001), Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 08/2002/QH11 về Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đồn đại biểu Quốc hội, trong đó cũng đã bở sung các hình thức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội; Ủy ban thường vụ Quốc hội đã phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành Nghị quyết số 06/2004/NQLT/UBTVQH11- ĐCTUBTWMTTQVN ngày 10/9/2004 hướng dẫn về việc đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri (gọi tắt là Nghị quyết liên tịch số 06).

Từ những phân tích trên cho thấy, pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội được thể hiện trong các văn bản pháp luật từ Hiến pháp đến các văn bản hướng dẫn, cụ thể như sau:

- Được quy định trong bản Hiến pháp 1946, 1980, 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001);

- Được cụ thể hóa trong các Luật tở chức Quốc hội năm 1960, 1981, 1992, 2001;

- Được cụ thể hóa trong các Nghị quyết của Quốc hội về: Nội quy kỳ họp Quốc hội; quy chế hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội;

- Được quy định trong Nghị quyết liên tịch số 06/2004/NQLT/ UBTVQH11-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 10/9/2004 của Ủy ban thường vụ

Quốc hội với Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQVN ban hành hướng dẫn về việc đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri.

Nhìn chung, các văn bản pháp luật nêu trên đã quy định khá rõ về nhiệm vụ tiếp xúc cử tri đại biểu Quốc hội theo những hình thức và phương thức khác nhau. Đó là các hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc với các cử tri theo hình thức hội nghị hoặc tự tiếp xúc trực tiếp với cá nhân hay nhóm cử tri; tiếp xúc với cử tri ở đơn vị bầu cử, ở nơi cư trú, nơi làm việc, theo chuyên đề, lĩnh vực. Qua hoạt động tiếp xúc, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm lắng nghe, giải trình, tiếp thu những ý kiến, kiến nghị của cử tri; tập hợp tổng hợp kiến nghị của cử tri và chủn, u cầu cơ quan, tở chức có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết để trả lời cử tri. Hơn nữa, các quy định của pháp luật về tiếp xúc cử tri cũng xác định trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trong việc báo cáo kết quả hoạt động hàng năm và thực hiện chương trình hành động đã hứa trước cử tri (Điều 36).

Bên cạnh đó, pháp luật về tiếp xúc cử tri còn xác định khá rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan đối với hoạt động tiếp xúc cử tri. Tại Điều 72, Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng nhà nước năm 1981 quy định: “Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng bộ trưởng, Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan Nhà nước khác có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của đại biểu Quốc hội, như cung cấp tư liệu, thông tin, bảo đảm nơi tiếp xúc với cử tri, các phương tiện đi lại theo tiêu chuẩn. Những người cản trở đại biểu Quốc hội làm nhiệm vụ đại biểu sẽ bị xử lý theo pháp luật”.

Theo quy định tại Điều 5, Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2002 thì đại biểu Quốc hội và Đồn đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tở chức,

đơn vị nêu trên có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội. Đồn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tạo điều kiện cho các đại biểu trong Đoàn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội.

Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội cũng được quy định trong Điều 12 Nghị quyết liên tịch số 06 như sau:

“1- Văn phòng phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội giúp đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội tự liên hệ với Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn nơi đại biểu cư trú để tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri.

2- Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn nơi đại biểu cư trú phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cùng cấp tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri, gửi giấy mời cử tri, đồng thời thông báo rộng rãi cho cử tri nơi đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp xúc biết về nội dung, thời gian và địa điểm.

3- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đại biểu Quốc hội đến tiếp xúc cử tri tạo điều kiện thuận lợi về địa điểm và bảo đảm trật tự, an toàn cho cuộc tiếp xúc...”

Các quy định của pháp luật nêu trên là cơ sở pháp lý quan trọng để đại biểu Quốc hội thực hiện việc tiếp xúc cử tri; đồng thời là cơ sở pháp lý để Đoàn đại biểu Quốc hội và các cơ quan hữu quan thực hiện việc tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri; tổng hợp, xử lý, yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết kiến nghị của cử tri... Thực tế cho thấy, nhờ các quy định cụ thể về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội đã giúp các đại biểu Quốc hội thực hiện tốt hơn nhiệm vụ tiếp xúc, giữ mối liên hệ với cử tri được thường xuyên.v.v.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w