Nâng cao năng lực bộ máy giúp việc phục vụ hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hộ

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 96 - 97)

xúc cử tri của đại biểu Quốc hội

Đổi mới tổ chức bộ máy của Quốc hội là nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, phát huy tốt hơn vai trò của đại biểu và Đồn đại biểu Quốc hội. Tở chức lại một số Ủy ban của Quốc hội; nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Đởi mới hơn nữa quy trình xây dựng luật; thực hiện tốt nhiệm vụ quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và chức năng giám sát tối cao là nhằm góp phần tiếp tục xây dựng và hồn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân và cũng chính là những nội dung tư tưởng của Đảng đã nêu trong văn kiện trình Đại hội lần thứ X.

Chủ trương, qua điểm của Đảng ta về định hướng về đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước nói chung, về bộ máy giúp việc của cơ quan Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội đã được đề cập trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khoá X về “Đổi mới, kiện tồn tở chức bộ máy các cơ quan của Đảng, định

hướng về đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội”. Trong mục 6 về Quốc hội, Nghị quyết xác định tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của Quốc hội nhằm thực hiện tốt chức năng lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Nghị quyết cũng chỉ rõ: “Hợp nhất văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. Lần đầu tiên trong Nghị quyết của Đảng đề cập đến việc tổ chức Văn phòng phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Điều đó chứng tỏ rằng, Đảng ta cũng rất quan tâm đến tổ chức bộ máy phục vụ hoạt động của đại biểu Quốc hội nói chung, trong đó có hoạt động tiếp xúc cử tri nói riêng.

Thể chế hóa quan điểm, đường lối nêu trên của Đảng, ngày 11/12/2007, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 545/2007/NQ- UBTVQH12 về thành lập và quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tở chức của Văn phòng Đồn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo đó, việc thành lập Văn phòng này trên cơ sở hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là cơ quan giúp việc của Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) có nhiệm vụ tham mưu và tở chức phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, Trưởng Đồn, Phó Trưởng Đồn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Một trong những hoạt động phục vụ của Văn phòng này là phục vụ hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội ở việt nam (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w