- Mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng cơng chức hành chính:
Theo Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai
đoạn 2006 - 2010 đã đề ra mục tiêu cho hoạt động ĐTBD là: trang bị, nâng
cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho đội ngũ cơng chức hành chính nhằm xây dựng đội ngũ cơng chức chun nghiệp, có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công vụ, tận tụy phục vụ đất nước và phục vụ nhân dân.
Trong giai đoạn 2006 - 2010 hoạt động ĐTBD cơng chức hành chính đạt tới những mục tiêu cụ thể sau:
+ Đảm bảo trang bị đầy đủ kiến thức quy định theo tiêu chuẩn cho công chức lãnh đạo quản lý, công chức các ngạch cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp;
+ Phấn đấu đến năm 2010, 100% cơng chức hành chính được trang bị kỹ năng nghiệp vụ theo u cầu cơng vụ và có khả năng hồn thành có chất lượng nhiệm vụ được giao; trang bị kiến thức về văn hố cơng sở; trách nhiệm và đạo đức công chức cho công chức các ngạch;
+ Thực hiện ĐTBD trước khi bổ nhiệm và ĐTBD cho cán bộ, lãnh đạo quản lý đương chức; đảm bảo đến năm 2010, 100% công chức lãnh đạo cấp vụ, cấp sở, cấp huyện được trang bị kỹ năng lãnh đạo, quản lý và kỹ năng phối hợp xử lý các vấn đề có tính chất liên ngành;
+ Tiến hành quy hoạch và tổ chức đào tạo xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực [49].
Việc xác định đúng đắn mục tiêu ĐTBD cơng chức có ý nghĩa quan trọng cả trong lý luận và thực tiễn. Mục tiêu ĐTBD sẽ là cơ sở cho việc đặt ra các nguyên tắc, nội dung, phương pháp, phương tiện của q trình ĐTBD. Việc xác định khơng chính xác hay phiến diện, sai lầm về mục tiêu ĐTBD đều có ảnh hưởng, tác động tới chất lượng tốt hay xấu của công tác ĐTBD.
- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính nhà nước:
Nội dung ĐTBD cơng chức hành chính nhà nước được xác định dựa trên cơ sở của mục tiêu ĐTBD công chức; là yếu tố quan trọng của công tác ĐTBD. Trên cơ sở những quy định về tiêu chuẩn CBCC theo từng ngạch bậc công chức, từng chức danh của công chức; để xây dựng đội ngũ CBCC vừa có đức, vừa có tài, có nghĩa là vừa có tâm và có tầm để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính ở nước ta trong thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quan trọng định hướng nội dung ĐTBD cán bộ công chức, bao gồm các nguồn sau:
Một là, các văn kiện đại hội Đảng, Nghị quyết của các Hội nghị Ban
chấp hành Trung ương Đảng, các Quy định của Bộ Chính trị, văn bản hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương Đảng,... là những định hướng về tiêu chuẩn cán bộ, những nội dung kiến thức mà CBCC phải biết, trình độ mà mỗi cấp cán bộ phải được ĐTBD.
Những văn bản quy định về tiêu chuẩn được ban hành gần đây nhất là Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) ngày 18 tháng 6 năm 1997, về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước; Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về cơng tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước; Quy định số 54-QĐ/TƯ ngày 12 tháng 5 năm 1999 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng.v.v.
Hai là, hệ thống tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức đã được
nhà nước ban hành. Trong hệ thống tiêu chuẩn của các ngạch công chức quy định rõ các loại kiến thức mà CBCC của mỗi ngạch phải có và mỗi CBCC cần được đào tạo.
Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để xác định và xây dựng nội dung của chương trình và hệ thống chương trình, giáo trình đào tạo cơng chức.
Ba là, yêu cầu và tính chất hoạt động thực hiện nhiệm vụ, công vụ của
CBCC so với nội dung đào tạo của hệ giáo dục quốc dân tập trung ở tính thực dụng của nó, tức là trang bị những nội dung kiến thức và kỹ năng mà thực tế cơng việc địi hỏi, trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên ngành mang tính chiều sâu. Điều này địi hỏi cơng chức đang làm việc trong lĩnh vực nào thì trang bị kiến thức và kỹ năng thuộc lĩnh vực đó: cơng chức cơng tác trong lĩnh vực kế hoạch thì trang bị kiến thức kỹ năng lập kế hoạch; công chức công tác trong lĩnh vực văn hố thì cần được trang bị những hiếu biết và kỹ năng về văn hoá.v.v.
Tại Điều 6, Nghị định số 18/2010/NĐ-CP qui định những nội dung ĐTBD như sau:
“ 1. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước: a) Lý luận chính trị;
b) Chun mơn nghiệp vụ;
c) Kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành;
d) Tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc. 2. Nội dung bồi dưỡng ở ngoài nước:
a) Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước và quản lý chuyên ngành;
b) Kiến thức, kinh nghiệm hội nhập quốc tế.”
Như vậy, trong giai đoạn hiện nay công tác ĐTBD cơng chức hành chính tập trung vào những nội dung:
- Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị: Đào tạo kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cập nhật đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Những nội dung này bảo đảm cho đội ngũ công chức nắm chắc đường lối, chủ tương của Đảng và nhà nước để vận dụng vào thực tế cơng việc; trung thành với tổ quốc, với CNXH; có lập trường vững vàng, thái độ chính trị đúng đắn, phẩm chất tư tưởng tốt, tận tuỵ phục vụ nhân dân và đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù của dân tộc.
- Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ: Phải thường xuyên ĐTBD kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo cho công chức thông thạo chuyên môn trong lĩnh vực quản lý nhà nước mà mình đảm nhận để có thể giải quyết cơng việc được nhanh chóng và chính xác. Trong đó điều quan trọng là kiểm sốt được mục tiêu cơng việc, phương tiện để đạt được mục đích; xử lý và điều hành bộ máy thơng suốt, có hiệu quả.
Đây là nội dung quan trọng, bởi hiện nay CBCC đang rất hạn chế về khả năng tổ chức và thực hiện công việc; phần lớn CBCC đều nắm rõ chức
năng, nhiệm vụ của mình, nhưng việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ thế nào; làm sao để không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả cơng việc, … thì cịn nhiều lúng túng, bị động tạo nên tâm lý chờ đợi.
- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước và quản lý chun ngành: Cơng chức hành chính là người thực hiện các mục tiêu chính trị của Đảng, nhà nước, là người trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nên họ cần hiểu biết một cách chính xác, đầy đủ chính sách, pháp luật của nhà nước. Mặt khác, cơng chức hành chính cần phải có những kỹ năng nghề nghiệp riêng, chuyên biệt hơn so với trước đây. Những kỹ năng chung cần có đối với cơng chức hành chính trong giai đoạn hiện nay là: kỹ năng ra quyết định; kỹ năng lập kế hoạch; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng soạn thảo văn bản; kỹ năng tổ chức cuộc họp,... Ngoài ra, với từng vị trí cơng tác người cơng chức cần được đào tạo những kỹ năng chuyên biệt. Đối với công chức lãnh đạo cần đào tạo thêm các kỹ năng như: kỹ năng lãnh đạo; kỹ năng ủy quyền; kỹ năng điều hành cuộc họp; kỹ năng quản lý nhân sự,…
- Đào tạo, bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc: Nhằm trang bị cho công chức những tri thức cần thiết trong quá trình thực thi cơng vụ. Trong thời đại tri thức, người công chức phải biết sử dụng tin học như một cơng cụ thiết yếu nhằm từng bước hiện đại hố và tăng cường năng lực của nền hành chính nhà nước. Biết sử dụng ngoại ngữ để tăng cường khả năng giao dịch, kết nối, nghiên cứu tài liệu nước ngoài phục vụ cho công việc. Người công chức làm việc ở vùng dân tộc phải được đào tạo tiếng dân tộc nơi mình cơng tác để họ thực sự gần dân, học dân, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của dân, thực thi cơng việc có hiệu quả.
- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm hội nhập quốc tế để cơng chức có đủ tri thức, kỹ năng, khả năng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Mặt khác, với mục tiêu xây dựng một đội ngũ cơng chức hành chính chun nghiệp, hiện đại, người công chức cần phải được nhân dân tín nhiệm và thừa nhận. Họ cần được thường xuyên giáo dục tư tưởng, đạo đức chính trị.
- Đào tạo, bồi dưỡng công chức cịn phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn của ngạch cơng chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị mà nội dung cụ thể có những phần khác nhau, phù hợp với nhu cầu của công việc, đối tượng người học, để giảm chi phí đào tạo, tránh trùng lặp nội dung, đem lại hiệu quả thiết thực.