- Tài nguyên đất: tổng diện tích tự nhiên 685.735ha, trong đó, đất có
2.3.1. Những văn bản của tỉnh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính.
cơng chức hành chính.
Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ CBCC nói chung, đội ngũ cơng chức hành chính cấp tỉnh nói riêng, đáp ứng địi hỏi của cơng cuộc cải cách hành chính, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng một nhà nước pháp quyền XHCN. Các kỳ Đại hội Đảng bộ của tỉnh đều ra Nghị quyết xây dựng đội ngũ CBCC. Trên cơ sở đó Tỉnh ủy xây dựng các Chương trình hành động số 01-CT/TU ngày 22/3/1998, Chương trình số 10-CTr/TU ngày 08/01/2007 về đào tạo - thu hút cán bộ và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bình Phước đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2015.
Ngay sau khi có văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình đột phá về cơng tác đào tạo, thu hút và phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh ủy. Với quan điểm, công tác đào tạo, thu hút và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, khơng những góp phần vào việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế mà cịn góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Tỉnh đã ban hành các chủ trương, chính sách nhằm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung, trước hết là đội ngũ cán bộ chủ chốt
từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo đủ năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội như:
- Nghị quyết số 18/NQ-HĐND ngày 30/11/2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quy định về chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực;
- Quyết định số 159/2005/QĐ-UBND ngày 21/12/2005 ban hành quy định về chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực;
- Quyết định 679-QĐ/TU ngày 09/5/2008 về việc ban hành quy chế đào tạo cán bộ sau đại học trong nước và nước ngoài;
- Quyết định số 132-QĐ/TU ngày 16/5/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy quy định tiêu chuẩn chức danh cán bộ thuộc diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
- Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 08/01/2007 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh về đào tạo, thu hút cán bộ và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh đến năm 2010;
- Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 21/5/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc đào tạo chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, cơng chức trong hệ thống chính trị của tỉnh;
- Quyết định số 64/2007/QĐ-UBND ngày 10/12/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định trình độ cơng chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện thuộc tỉnh Bình Phước. Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, làm cơ sở để các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thực hiện việc tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức theo phân cấp quản lý.
- Hướng dẫn số 49/HD-SNV ngày 29/01/2007 thực hiện quy định về phân cấp thẩm quyền quản lý cán bộ, cơng chức trong cơ quan hành chính, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thuộc tỉnh Bình Phước.
- Quyết định số 120/2006/QĐ-UBND ngày 21/12/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định phân cấp thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước thuộc tỉnh Bình Phước.
- Quyết định số 1258/QĐ-UBND ngày 19/7/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh "Phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 -2010".
- Công văn số 500/SNV-CBCC ngày 30/10/2007 hướng dẫn thực hiện
chính sách tinh giản biên chế đối với các cơ quan, đơn vị trong tỉnh.
- Công văn số 612/SNV-CBCC ngày 27/8/2008 hướng dẫn thực hiện một số nội dung tinh giản biên chế theo Nghị định số 132/2007/NĐ-CP.
Nội dung các văn bản trên quy định đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn, chế độ chính sách và cơng tác tổ chức, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài với yêu cầu và mục tiêu nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ, cơng chức và bố trí, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực sau khi ĐTBD nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính; phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức hành chính được tỉnh xác định: trang bị kiến thức, nâng cao trình độ, năng lực nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vững mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh là “Tập trung lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới” và “Tiếp tục kiện toàn về tổ chức, bộ máy; nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị các cấp từ thành phố đến cơ sở”.
- Yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng:
Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có đạo đức, phẩm chất trong sáng, có lối sống lành mạnh, đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo tính kế thừa, phát triển liên tục và vững chắc.
Đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn nghiệp vụ, chức danh công chức theo quy định và từng bước phát triển theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp;
Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.
- Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng:
Hàng năm, đảm bảo ít nhất 20% thời gian dành cho cán bộ, công chức tham gia các khoá ĐTBD.
Đào tạo, bồi dưỡng phải trên cơ sở nhu cầu thực tế; gắn ĐTBD với quy hoạch, bố trí sử dụng và phát triển đội ngũ CBCC.
Đổi mới và khơng ngừng hồn thiện nội dung, chương trình ĐTBD cho phù hợp với tình hình phát triển của đất nước.
Chú trọng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo, không chạy theo chỉ tiêu, số lượng, bằng cấp. Hình thức, thời gian ĐTBD phải phù hợp với từng đối tượng, chức danh, vị trí cơng tác.
Quán triệt các văn bản trên, các cơ quan, đơn vị đã tập trung chỉ đạo thực hiện sát với tình hình thực tiễn của đơn vị, địa phương mình, nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu công tác cán bộ, cơng chức hàng năm, đồng thời góp phần thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, cơng chức cho nhiệm kỳ tới.