Tình hình đội ngũ cơng chức hành chính cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Ths luat học đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính cấp tỉnh ở tỉnh bình phước (Trang 52 - 61)

- Tài nguyên đất: tổng diện tích tự nhiên 685.735ha, trong đó, đất có

2.2.1. Tình hình đội ngũ cơng chức hành chính cấp tỉnh

Trong 05 năm qua (2006-2010) đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh của Bình Phước tăng chậm về số lượng, một phần là do số lượng biên chế Bộ Nội vụ giao cho tỉnh luôn luôn thiếu so với nhu cầu biên chế thực tế, thường chỉ đáp ứng khoảng 80 - 85 % nhu cầu. UBND tỉnh sau khi sắp xếp các cơ quan chun mơn cấp tỉnh cịn 19 cơ quan (giảm 3), có 122 phịng, ban; 11 chi cục và 141 đơn vị sự nghiệp thuộc sở. Các cơ quan chun mơn cấp tỉnh, huyện có sự sắp xếp, tổ chức lại và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/4/2008.

- Về số lượng: Bảng 2.1: Ngạch công chức Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số cơng chức 881 911 977 1010 1019 Trong đó:

Chun viên cao cấp 04 04 06 07 08

Chuyên viên chính 62 70 85 95 97

Chuyên viên 395 420 540 595 636

Cán sự 301 310 270 251 232

Còn lại 119 107 76 62 46

Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước [45].

Qua biểu thống kê về số lượng cơng chức hành chính tỉnh Bình Phước (bảng 2.1) cho thấy, đến ngày 31/12/2010 tổng số cơng chức hành chính của tỉnh có 1019 người, trong đó cơng chức ngạch chun viên cao cấp có 08 người (chiếm 0,78%), công chức ngạch chuyên viên chính có 97 người (chiếm 9,51%), cơng chức ngạch chun viên có 636 người (chiếm 62,41%), cơng chức ngạch cán sự có 232 người (chiếm 22,76%) và 46 người chưa qua đào tạo (chiếm 4,51%).

So với năm 2006, đến cuối năm 2010 số lượng công chức cơng tác trong các cơ quan hành chính của tỉnh tăng 138 người, trong đó cơng chức hành chính thuộc ngạch chuyên viên cao cấp tăng 0,33%, công chức ngạch chuyên viên chính tăng 2,48%, chun viên tăng 17,58%, cơng chức ngạch cán sự giảm 11,40%, số chưa được đào tạo giảm 8,99%.

- Về trình độ các mặt: Bảng 2.2: Trình độ cơng chức Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số công chức 881 911 977 1010 1019 Về chuyên môn Tiến sỹ 01 Thạc sỹ 08 12 19 25 34 Đại học 401 448 572 643 706 Cao đẳng 39 34 40 29 23 Trung cấp 318 310 270 251 214 Còn lại 115 107 76 62 41 Về lý luận chính trị Cao cấp 86 105 120 135 145 Trung cấp 93 123 141 159 179 Về ngoại ngữ Cử nhân 03 05 07 09 09 Chứng chỉ 479 512 578 601 636 Về tin học Cử nhân 10 12 15 16 17 Chứng chỉ 492 537 578 616 656

Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước [45].

Qua bảng thống kê trình độ về các mặt của cơng chức cho thấy chất lượng cơng chức hành chính của tỉnh Bình Phước khá ổn định. Nhưng cơng chức có trình độ sau đại học cịn rất ít, hiện nay cả tỉnh mới có 01 cơng chức hành chính có học vị tiến sỹ; cơng chức có học vị thạc sỹ trong 05 năm tăng được 26 người: năm 2006 có 08 người (0,90%); năm 2007 có 12 người (1,31%); năm 2008 có 19 người (1,94%); năm 2009 có 25 người (2,47%); năm 2010 có 34 người (3,33%). Về trình độ chun mơn, số cơng chức hành chính có trình độ đại học, cao đẳng tăng đều qua các năm là: năm 2006 có 49,94%; năm 2007 có 52,90%; năm 2008 có 62,64%; năm 2009 có 66,53%;

năm 2010 có 71,54%. Tỷ lệ cơng chức hành chính có trình độ trung cấp còn ở tỷ lệ cao (trên 20%) so với tổng số cơng chức hành chính của tỉnh. Số cơng chức chưa đủ chuẩn về chuyên môn giảm dần qua các năm, năm 2006 số này chiếm tỷ lệ 13,05%, đến 2010 giảm cịn 4,02%.

Về lý luận chính trị: Số cơng chức hành chính có trình độ lý luận chính trị cao cấp năm 2006 là 9,76%; năm 2007 là 11,52%; năm 2008 là 12,28%; năm 2009 là 13,36%; năm 2010 là 14,22%. Số cơng chức có trình độ trung cấp lý luận chính trị đạt trung bình trên 10% (cao nhất là năm 2010 đạt 17,56%). Số cịn lại đều hồn thành chương trình lý luận chính trị phổ thơng.

Về ngoại ngữ, tin học: Số cơng chức hành chính có trình độ cử nhân về ngoại ngữ, tin học cịn rất ít. Năm 2010 chỉ có 09 người (0,88%) có trình độ cử nhân ngoại ngữ; 17 người (1,66%) có trình độ cử nhân tin học. Trong khi đó tỷ lệ cơng chức được ĐT,BD về tin học, ngoại ngữ theo chương trình cơ sở (chứng chỉ A, B, C) hàng năm tăng khá nhanh, năm 2006 về ngoại ngữ có 54,37%; tin học có 55,84% cơng chức có trình độ cơ sở thì năm 2010 về ngoại ngữ có 62,41 (tăng 8,04%), về tin học có 64,37% (tăng 8,50%) cơng chức có trình độ cơ sở.

Với trình độ chun mơn của đội ngũ CBCC hành chính tỉnh Bình Phước như trên là tương đối đáp ứng với tình hình hiện nay của tỉnh. Tỷ lệ CBCC hành chính có trình độ đại học, cao đẳng ngày càng tăng. Đội ngũ CBCC hành chính mới được tuyển dụng đảm bảo chất lượng, đúng tiêu chuẩn, chức danh quy định. Việc ĐTBD đã góp phần đáng kể trong thực hiện tiêu chuẩn hóa CBCC hành chính. Hầu hết số người được ĐTBD trình độ chun mơn, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm đã được nâng lên đáp ứng cơ bản yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, số lượng CBCC có trình độ sau đại học rất ít. Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cơng chức hành chính cấp tỉnh cịn hạn chế, chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá lớn 68,22%, vì vậy đã ảnh hưởng đến cơng tác và bản lĩnh chính trị trong điều kiện mở

cửa hội nhập quốc tế hiện nay. Trình độ tin học, đa số mới dừng ở mức biết các chức năng cơ bản của máy tính, đánh máy, soạn thảo văn bản, vấn đề triển khai vận dụng công nghệ thông tin trong quản lý cịn kém. Trình độ ngoại ngữ, hầu hết là chứng chỉ A, B nhưng chỉ một số rất ít có trình độ thực sự, đủ khả năng giao tiếp, học tập, nghiên cứu, phục vụ công tác. Thực trạng này cũng làm ảnh hưởng đến đề án đào tạo cán bộ, công chức sau đại học trong nước và nước ngoài của tỉnh. Qua 04 năm triển khai đến nay, mới có 39 trường hợp đi học các chuyên ngành sau đại học ở Anh, Úc, Singapo và một số ít đang theo học chương trình bổ sung ngoại ngữ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Về cơ cấu khác: (độ tuổi, giới tính, dân tộc) - xem bảng 2.3.

Từ số liệu bảng 2.3 cho thấy tỷ lệ cơng chức có tuổi đời dưới 30 tuổi tăng chậm từ 25,56% năm 2006 lên 28,85% năm 2010. Có 59,17% cơng chức hành chính trong độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi, đây là lực lượng đã trải qua thời gian tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn, đảm nhiệm vai trò được phân cơng trong các cơ quan hành chính của tỉnh. Tỷ lệ cơng chức hành chính là nữ chiếm 22,66%; cơng chức hành chính là người dân tộc thiểu số chiếm 2,84%, cơng chức hành chính là đảng viên chiếm 51,91% so với tổng số cơng chức hành chính của tỉnh. Tuy nhiên, nhìn vào tỷ lệ cơ cấu về độ tuổi, giới tính, thành phần dân tộc, tỷ lệ đảng viên của đội ngũ cơng chức hành chính tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006 - 2010 cho thấy qua từng năm có ít sự thay đổi. Đáng lưu ý là tỷ lệ công chức dưới 30 tuổi, tỷ lệ cơng chức là nữ, là người dân tộc ít người cịn thấp so với tỷ lệ bình quân chung của cả nước, điều này đòi hỏi trong công tác xây dựng đội ngũ CBCC chức hành chính, Bình Phước cần tiếp tục tạo ra những bước đột phá để xây dựng đội ngũ cơng chức hành chính của tỉnh có chất lượng trong những năm tiếp theo.

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Tổng số 881 100 911 100 977 100 1010 100 1019 100 Về độ tuổi: - Dưới 30 tuổi 225 25,5 242 26,5 267 27,3 275 27,2 294 28,8 - Từ 30 đến 50 tuổi 466 52,8 497 54,5 550 56,2 589 58,3 603 59,1 - Từ 51 đến 60 tuổi 190 21,5 172 18,8 160 16,3 146 14,4 122 11,9 Trong đó nữ 54 tuổi, nam 59 tuổi: 27 3,06 23 2,52 21 2,14 25 2,47 19 1,86 Là phụ nữ 212 26,1 201 22,0 209 21,3 219 21,6 231 22,6 Là người dân tộc ít người 23 2,83 27 2,96 25 2,55 21 2,07 29 2,84 Là đảng viên 401 49,4 436 47,8 492 50,3 501 49,6 529 51,9

Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước [45]. Nhận xét chung:

Tình hình diễn biến về số lượng, chất lượng và các mặt của đội ngũ cơng chức hành chính tỉnh Bình Phước trong thời gian qua khá ổn định; hàng năm được điều chỉnh, bổ sung kịp thời để phù hợp với yêu cầu thực tế, đảm bảo cho các cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Với nhiều thế hệ cán bộ nối tiếp nhau, với ý chí quyết tâm, đồn kết xây dựng địa phương được văn minh, giàu đẹp. Nhìn chung, đội ngũ cơng chức hành chính của tỉnh có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, tận tụy phục vụ nhân dân, có tinh thần sáng tạo, ý thức phấn đấu vươn lên, khắc phục khó khăn để hồn nhiệm vụ.

Hầu hết cơng chức hành chính thích nghi với nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt một bộ phận không nhỏ công chức trẻ được đào tạo cơ bản, tiếp cận nhanh những kiến thức khoa học cơng nghệ hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến đã góp phần tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Số lượng, cơ cấu cán bộ, cơng chức hành chính của tỉnh qua các năm tuy có biến động nhưng khơng đáng kể, khá ổn định và hợp lý. Chất lượng đội ngũ công chức được nâng lên đáng kể. Nhìn chung đội ngũ cơng chức của tỉnh được đào tạo cơ bản về chun mơn, nghiệp vụ; lý luận chính trị; quản lý hành chính nhà nước, một số cơng chức có trình độ và sử dụng tốt ngoại ngữ, tin học, có khả năng tập hợp, quy tụ cán bộ, công chức tham gia thực hiện nhiệm vụ, công tác.

Từ thực tế 05 năm qua, có thể thấy, số lượng và chất lượng của đội ngũ cơng chức hành chính đã có những chuyển biến rõ nét; phẩm chất chính trị, tinh thần trách nhiệm, năng lực quản lý điều hành, trình độ chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ cơng chức hành chính đã được nâng lên rõ rệt; trẻ hoá và từng bước trưởng thành đảm nhận các chức danh chủ chốt của chính quyền các cấp; đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ, đóng góp quan trọng và thành tựu phát triển chung. Những kết quả này xuất phát từ sự nhất quán trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ cơng chức hành chính; bằng hệ thống giải pháp đồng bộ về cơ chế quản lý và nâng cao chất

lượng, tính chuyên nghiệp của đội ngũ công chức hành chính của tỉnh, trong đó tập trung vào cơng tác tuyển dụng, ĐTBD; chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực.

Bên cạnh những ưu điểm trên đội ngũ cơng chức hành chính của tỉnh Bình Phước vẫn còn một số hạn chế cần tập trung khắc phục trong thời gian tới, đó là:

- Một bộ phận cơng chức cịn bộc lộ nhiều bất cập về kiến thức lẫn kinh nghiệm thực tiễn. Trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý, ngoại ngữ, tin học, thực thi nhiệm vụ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển chung, yêu cầu của cơ chế thị trường và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; cịn thiếu những người có trình độ cao, chuyên gia giỏi, làm việc chuyên nghiệp.

- Một bộ phận cơng chức thực thi nhiệm vụ cịn nhiều hạn chế, nhất là chưa được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ, chức trách được giao; chưa kết hợp và phát huy có hiệu quả năng lực cá nhân và năng lực tập thể để thực thi nhiệm vụ; tính chun nghiệp hóa cịn thấp; các kỹ năng hành chính chưa đạt u cầu; cịn thiếu hiểu biết về kiến thức pháp luật, kiến thức kinh tế, xã hội; năng lực làm việc, quan hệ với nhân dân, với đồng nghiệp và tinh thần phấn đấu chưa cao.

- Một bộ phận công chức hành chính có kỹ năng giao tiếp, ứng xử chưa tốt. Đây là nhóm kỹ năng có ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ giữa công chức với đồng nghiệp, đặc biệt là với công dân. Một số công chức còn chưa được trang bị những kỹ năng tối thiểu trong cách giao tiếp như cách bắt tay, giới thiệu, trao đổi qua điện thoại,...Văn hóa cơng sở, giao tiếp hành chính trong công sở và thái độ, ứng xử của một bộ phận công chức chưa đạt yêu cầu trong thực thi công vụ.

- Một số cơng chức được tiếp nhận theo chính sách thu hút nguồn nhân lực sau khi bố trí cơng tác lại ngại khó, chưa thật sự gắn bó với cơng

việc, có tâm lý dao động, thăm dị, thử việc, đơi lúc cịn so sánh mức lương giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân và chưa thật sự an tâm công tác nên xin thôi việc hoặc chuyển công tác đến cơ quan khác có cơ hội thăng tiến hơn. Đa số đối tượng thu hút tuy có kiến thức cơ bản tốt về chuyên mơn được đào tạo trong nhà trường, nhưng cịn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng xử lý chun mơn, nghiệp vụ cịn nhiều hạn chế. Trong mối quan hệ với công dân, tổ chức khi giải quyết cơng việc, một số trường hợp cịn xử lý chưa hài hồ.

- Một bộ phận cơng chức bị sa sút về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm kém, còn quan liêu, hách dịch, cựa quyền, nhũng nhiễu nhân dân, coi việc thực thi công vụ, phục vụ nhân dân như việc ban phát ân huệ do ảnh hưởng dấu ấn của cơ chế “xin - cho”. Tác phong làm việc của một số cơng chức cịn quan liêu, cửa quyền “vô cảm” trước những yêu cầu chính đáng của người dân, coi chức trách của mình là phương tiện để kiếm tiền, địi hỏi quà cáp, biếu xén. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX Đảng bộ tỉnh đã chỉ rõ: “Đội ngũ cán bộ cơng chức thiếu tính chun nghiệp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới”; “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, cơng chức suy thối phẩm chất, đạo đức, tham nhũng, cửa quyền, thiếu ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ, vô cảm trước yêu cầu của nhân dân, của xã hội...” [10, tr.21].

Thực trạng trên đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng và phát triển cũng như việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Chính vì vậy, xây dựng đội ngũ cơng chức hành chính có trình độ, năng lực với số lượng hợp lý luôn là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với các cấp ủy đảng và chính quyền tỉnh Bình Phước.

Để khắc phục những khiếm khuyết nêu trên, đồng thời từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chức hành chính đáp ứng u cầu cải cách hành chính và xây dựng nhà nước pháp quyền, tỉnh Bình Phước cần tiếp tục có

những cơ chế, chính sách, giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng cơng tác ĐTBD cơng chức hành chính.

Một phần của tài liệu Ths luat học đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính cấp tỉnh ở tỉnh bình phước (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w