Đặc điểm về điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Bình Phước

Một phần của tài liệu Ths luat học đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính cấp tỉnh ở tỉnh bình phước (Trang 49 - 50)

Bình Phước là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cùng với các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng là một tỉnh nghèo. Tuy tốc độ phát triển kinh tế trong những năm qua luôn ở mức hai con số trên 14%, nhưng GDP bình qn đầu người vẫn cịn rất thấp, cấu chuyển dịch chậm. Các nguồn thu ngân sách của tỉnh chủ yếu vẫn dựa vào sự phát triển nông, lâm nghiệp và đang từng bước phát triển công nghiệp và dịch vụ.

- Khu cơng nghiệp: Bình Phước hiện nay có 10 khu và cụm cơng

nghiệp, đó là Khu cơng nghiệp Nam Bình Phước, quy mơ 42 ha; Cụm cơng nghiệp Minh Hưng, qui mô 291,52 ha; Khu công nghiệp Nam Đồng Phú qui mô 70 ha; Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú qui mô 92 ha; Khu công nghiệp Chơn Thành qui mô 682 ha; Khu công nghiệp Tân Khai qui mô 45 ha; Khu công nghiệp Đồng Xồi qui mơ 84,7 ha; Cụm cơng nghiệp Việt Kiều - Bình Long qui mơ 91,8 ha; Khu công nghiệp Becamex qui mô 2000 ha và Khu công nghiệp Sài Gịn Bình Phước qui mơ 57 ha.

- Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư: thuộc huyện Lộc Ninh, được Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt ngày 05/01/2005 với tổng diện tích là 28.600ha (trong đó khu trung tâm chiếm 2.100ha). Được xác định là đầu mối giao lưu giữa Việt Nam và Vương quốc Campuchia, trong tương lai, tuyến xe lửa xuyên Á sẽ đi qua khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư và tới Xanuol (Campuchia),

từ đó đi Phnơngpênh và liên thơng đi các nước trong khu vực. Tuyến quốc lộ 13 sẽ nối với đường bộ qua Lào, Mianma, Trung Quốc. Do vậy, Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư sẽ là nơi tập kết trung chuyển hàng hóa và là đầu mối giao thương quan trọng từ các nước Đông Nam Á và các nước Bắc Trung Á vào Việt Nam và ngược lại.

Một phần của tài liệu Ths luat học đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính cấp tỉnh ở tỉnh bình phước (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w