Bình Phước là tỉnh miền núi, biên giới, gồm nhiều dân tộc sinh sống, kinh tế chủ yếu là phát triển cây công nghiệp, thuộc vùng miền Đông Nam Bộ được tái lập từ ngày 01/01/1997, trung tâm tỉnh lỵ cách Thành phố Hồ Chí Minh 110 km, là đầu mối giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và quốc tế, nơi có tốc độ tăng trưởng cao nhất nước. Bình Phước có diện tích 6.874,6 km2, được chia làm 7 huyện và 03 thị xã
- Vị trí địa lý:
Phía Đơng giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương và phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nơng. Bình Phước có đường biên giới dài 240km giáp với Vương quốc Campuchia (giáp 3 tỉnh: Kongpongchàm, Kratie, Mundulkiri) là cửa ngõ và là cầu nối của vùng với Tây Ngun và nước bạn Campuchia.
- Địa hình và khí hậu: tổng qt có thể xếp địa hình vùng lãnh thổ
Bình Phước vào loại cao ngun, ở phía Bắc và Đơng Bắc dạng địa hình đồi, thấp dần về phía Tây và Tây Nam. Bình Phước nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,80C - 26,20C; thấp nhất từ 21,5 - 220C; cao nhất từ 31,7-32,20C.
- Dân số: tính đến 31/12/2010 khoảng 880.971 người. Tuy là tỉnh có
đứng vào loại cao trong cả nước, mức tăng bình quân cả năm là trên 5% (cả nước là 1,42%, miền Đông Nam Bộ là 2,54%). Tỷ lệ dân cư sống ở nông thôn là chủ yếu (chiếm gần 85%). Mật độ dân số 124 người/km2. Đây sẽ là nguồn lao động khá dồi dào, 441.000 người trong độ tuổi lao động.
- Dân tộc: Bình Phước rất đa dạng về thành phần dân tộc, tồn tỉnh có
41 thành phần dân tộc, trong đó người Kinh chiếm 81%, còn lại gần 20% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số.