Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Ths luat học đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính cấp tỉnh ở tỉnh bình phước (Trang 105 - 111)

- Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam

3.2.2. Một số kiến nghị

Để cơng tác ĐTBD cơng chức hành chính của tỉnh Bình Phước trong những năm tới đạt được chất lượng và hiệu quả ngày càng cao hơn, xin được đề xuất một số kiến nghị:

- Đối với Chính phủ:

+ Ban hành Chiến lược đào tạo cán bộ, công chức dài hạn để tạo ra hành lang chính sách - pháp lý và là cơ sở để tổ chức hoạt động ĐTBD công chức.

+ Tiếp tục xây dựng và ban hành hệ thống thể chế về công tác ĐTBD cán bộ, công chức, đặc biệt là ban hành cơ chế, chính sách nhằm đào tạo, nâng cao, chuyên sâu đội ngũ giảng viên ở các cơ sở ĐTBD cán bộ, công chức.

+ Quản lý tập trung thống nhất nội dung, chương trình đào tạo để khơng chỉ đảm bảo tính tồn diện của nội dung, chương trình đào tạo mà cịn phải chú trọng đến chun mơn, nghiệp vụ người cơng chức hành chính đang đảm nhiệm.

- Đối với Bộ Nội vụ: Ban hành Tiêu chuẩn nghiệp vụ từng ngạch công chức để làm cơ sở cho việc ĐTBD theo đúng định hướng, thiết thực, nâng cao chất lượng, hiệu quả ĐTBD.

- Đối với Bộ tài chính: Ban hành quy định về định mức, quản lý và sử dụng kinh phí ĐTBD cán bộ, cơng chức phù hợp với yêu cầu thực tế. Ban hành cơ chế, chính sách đãi ngộ hợp lý làm động cơ thúc đẩy cán bộ, cơng chức tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ.

- Đối với UBND tỉnh: Lãnh đạo các ngành, các địa phương quan tâm hơn nữa công tác ĐTBD cán bộ, nhất là cơng chức hành chính cấp tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho cơng chức hành chính tham gia các lớp ĐTBD nâng cao trình độ, đồng thời xử lý nghiêm những cán bộ, cơng chức có vi phạm trong ĐTBD.

- Thủ trưởng các cơ quan đơn vị bố trí cán bộ có năng lực, trình độ và trách nhiệm để thực thi nhiệm vụ ĐTBD cán bộ, công chức.

- Tỉnh quan tâm đầu tư kinh phí thoả đáng cho cơng tác ĐTBD nâng cao trình độ cho đội ngũ cơng chức hành chính.

Tiểu kết chương 3

Những khái quát, phân tích và đánh giá thực trạng ĐTBD cơng chức hành chính của tỉnh thời gian qua cho thấy, mặc dù đã có nhiều cố gắng và đạt được nhiều thành công trong công tác ĐTBD đội ngũ công chức hành chính, góp phần quan trọng vào cơng cuộc cải cách hành chính, vào thành tựu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác ĐTBD

đội ngũ cơng chức hành chính của tỉnh vẫn cịn những mặt hạn chế, yếu kém. Do đó, để cơng tác ĐTBD đội ngũ cơng chức hành chính đạt kết quả tốt hơn, tỉnh cần tiếp tục nhận thức sâu sắc những cơ sở lý luận về ĐTBD cán bộ, công chức và phân tích thấu đáo tình hình thực tế để có biện pháp giải quyết kịp thời, hiệu quả những bất cập nêu trên. Những giải pháp, kiến nghị mà luận văn nêu ra đã được tiếp cận theo cách đó tìm kiếm theo cách đó. Tuy nhiên, đó cũng chỉ mới là kết quả bước đầu của sự tìm tịi, khảo cứu. Mặc dù chúng có tính hợp lý, khả thi ở một mức độ nhất định, song chắc rằng vẫn còn chưa thật đầy đủ và đồng bộ. Nhưng rõ ràng cho thấy đây là một hướng nghiên cứu cần được tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa.

KẾT LUẬN

Đào tạo, bồi dưỡng cơng chức hành chính là một trong những nội dung quan trọng nhất của chiến lược xây dựng đội ngũ cơng chức hành chính nhà nước, có được ĐTBD thì đội ngũ CBCC mới có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức cách mạng, có trình độ chun mơn, năng lực, kỹ năng nghề nghiệp cao trong hoạt động cơng vụ. Vì vậy, cho đến nay, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo công tác ĐTBD đội ngũ công chức hành chính, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Cùng với việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước, yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế để xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN. Cơng tác ĐTBD cơng chức hành chính trong những năm qua có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng. Những kết quả đạt được trong công tác ĐTBD đội ngũ cơng chức hành chính trong thời gian qua đã chứng tỏ vai trò to lớn của cơng tác ĐTBD cơng chức hành chính đối với sự phát triển của đất nước, của tỉnh Bình Phước và khẳng định ĐTBD cơng chức hành chính là một chủ trương hết sức đúng đắn của Đảng và nhà nước ta trong quá trình xây dựng đội ngũ cơng chức. Trong điều kiện trình độ, chất lượng nguồn nhân lực của nước ta chưa thật vững mạnh thì cơng tác ĐTBD cơng chức hành chính là một vấn đề có tính chiến lược để xây dựng và phát triển đội ngũ cơng chức hành chính có trình độ cao, có năng lực quản lý, điều hành giỏi đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính, phục vụ yêu cầu sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đối với tỉnh Bình Phước, ĐTBD cơng chức hành chính đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng được đội ngũ cán bộ, cơng

chức hành chính trong hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù đã có nhiều cố gắng triển khai đồng bộ ở các cấp, các ngành, các địa phương và đã góp phần quan trọng vào cơng cuộc cải cách hành chính, vào thành tựu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, công tác ĐTBD cơng chức hành chính trong thời gian qua vẫn cịn một số mặt hạn chế, yếu kém. Do đó, tỉnh cần tiếp tục nỗ lực không ngừng để công tác ĐTBD cơng chức hành chính ngày càng tốt hơn, nhằm xây dựng đội ngũ cơng chức hành chính có đủ năng lực và nhiệt tình hồn thành tốt nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, góp phần xây dựng tỉnh Bình Phước ngày càng giàu đẹp, văn minh và hiện đại, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới đất nước.

Những giải pháp cơ bản nêu ra trong phạm vi đề tài này được lựa chọn và đúc kết trên cơ sở hoạt động ĐTBD cơng chức hành chính của tỉnh Bình Phước trong nhiều năm qua, nên xét về bản chất có những giải pháp khơng phải là hồn tồn mới. Nhưng có thể coi đây là những giải pháp rất cần thiết đối với công tác ĐTBD cơng chức hành chính của tỉnh Bình Phước hiện nay. Vấn đề quan trọng là phải có phương pháp triển khai các giải pháp đó một cách cụ thể, linh hoạt, đồng bộ, phù hợp với điều kiện của tỉnh trong từng giai đoạn nhằm đảm bảo tính khả thi. Chỉ có như vậy, cơng tác ĐTBD cơng chức hành chính của tỉnh Bình Phước mới phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các địa phương để đạt được chất lượng và hiệu quả tốt hơn.

Luận văn này được thực hiện mong muốn thực sự góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chức hành chính cấp tỉnh, để có thể tổ chức, triển khai thực hiện các nhiệm vụ của tỉnh, đưa tỉnh nhà phát triển một cách nhanh, mạnh và bền vững trong công cuộc đổi mới và xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Muốn nâng cao chất lượng đội

ngũ cơng chức hành chính, ngồi những giải pháp được nêu ở trên, còn cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ khác. Tuy nhiên, trong phạm vi một đề tài luận văn cao học, luận văn chỉ chủ yếu đề cập đến những giải pháp được xem là cơ bản và quan trọng nhất. Đào tạo, bồi dưỡng cơng chức hành chính cấp tỉnh là một vấn đề khó, phức tạp; có phạm vi nghiên cứu rộng; có tính chất thường xun, lâu dài liên quan đến tồn bộ các hoạt động của hệ thống chính trị. Vì vậy, với kiến thức và kinh nghiệm cịn hạn chế, luận văn khơng tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Mong nhận được những ý kiến nhận xét, góp ý để có thể hồn thiện tốt hơn.

Một phần của tài liệu Ths luat học đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính cấp tỉnh ở tỉnh bình phước (Trang 105 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w