- Tài nguyên đất: tổng diện tích tự nhiên 685.735ha, trong đó, đất có
2.3.3. Những khó khăn và hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính cấp tỉnh ở tỉnh Bình Phước
Bên cạnh những kết quả đạt được thì cơng tác ĐTBD cơng chức hành chính và thu hút nguồn nhân lực của tỉnh thời gian qua cũng cịn những khó khăn, hạn chế nhất định:
- Một số sở, ngành chưa nhận thức rõ vai trị, trách nhiệm đối với cơng tác ĐTBD cơng chức hành chính, thu hút và phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, trong cơng tác chỉ đạo, thực hiện chưa đồng bộ, chưa sát với thực tiễn, chưa bám sát chương trình. Hầu hết các cơ quan của tỉnh chỉ mới quan tâm đến việc đào tạo chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức theo chuẩn ngạch và chức danh quy hoạch, nhằm hợp thức hóa bằng cấp hoặc phục vụ cơng tác chuyên mơn trước mắt. Một số cán bộ đương chức có kinh nghiệm lại quá tuổi đào tạo hoặc chưa tốt nghiệp trung học phổ thông, không đủ tiêu chuẩn đào tạo. Vẫn cịn tư tưởng nơn nóng, chạy theo bằng cấp để "chuẩn hóa" cán bộ dẫn đến chất lượng khơng cao.
- Đào tạo chưa thực sự gắn với các chức danh quy hoạch nên ở tỉnh hiện nay vẫn cịn số lượng khá lớn cán bộ cơng chức hành chính trong các chức danh quy hoạch chưa đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định, nhất là ở cấp huyện và cấp xã; trong khi đó đây là hai cấp trực tiếp thực thi chính sách, pháp luật cho nhân dân, thực hiện nhiệm vụ sâu sát với dân. Cịn tình trạng đào tạo chưa sát với nhu cầu của địa phương và các doanh nghiệp.
- Cơ cấu đào tạo mất cân đối về ngành, nghề chun mơn và loại hình đào tạo, chủ yếu tập trung vào đào tạo hệ tại chức. Trình độ của đội ngũ CBCC hành chính cịn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; số lượng khá lớn cán bộ, lãnh đạo quản lý dưới 45 tuổi có trình độ đại học tại chức, từ xa còn nhiều.
- Nội dung đào tạo còn trùng lắp, một số nội dung chưa cập nhật kịp thời các văn bản pháp luật mới. Sự phối hợp giữa công tác quy hoạch với đào tạo chưa được đồng bộ. Trình độ ngoại ngữ, tin học và kỹ năng chuyên môn của một số cán bộ, cơng chức hành chính chưa phù hợp để đáp ứng yêu cầu quan hệ công tác, đây là hạn chế lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
- Hình thức đào tạo: Những năm gần đây, Nhà nước đã chủ trương mở rộng nhiều hình thức ĐTBD cho CBCC, điều này mở ra nhiều cơ hội học tập, nâng cao trình độ cho CBCC. Song chính từ những hình thức đào tạo đa dạng, phong phú này đã tạo nhiều kẽ hở trong việc ĐTBD cán bộ công chức hành chính. Một số cơng chức đi học cốt chỉ lấy tấm bằng cho đủ tiêu chuẩn để đề bạt, bổ nhiệm nên xảy ra tình trạng “học giả bằng thật” hoặc cùng một lúc có thể theo học vài chương trình đào tạo, nên dẫn đến chất lượng đào tạo không đảm bảo. Việc đào tạo các loại hình tại chức, từ xa…cịn nhiều bất cập như: tình trạng học viên nghỉ học vượt quá số tiết quy định vẫn được thi, thi cử chưa nghiêm túc, vấn đề quản lý chất lượng đào tạo, vấn đề quản lý văn bằng chứng chỉ chưa tốt.
- Phương pháp đào tạo: Những năm qua, phương pháp đào tạo đã từng bước được cải tiến, đổi mới nhưng thực sự vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công chức hiện nay.
Phương pháp ĐTBD cho cơng chức hành chính là phương pháp đào tạo cho người lớn, mang tính thực dụng cao - chỉ đào tạo những gì người cơng chức cịn thiếu và cần thiết cho thực thi công vụ của họ. Trên thực tế, các phương pháp ĐTBD cho cơng chức hành chính vẫn được thực hiện giống như đối với sinh viên các trường đào tạo đại học quốc dân. Các phương pháp đào tạo tích cực như: “làm việc theo nhóm”, “đóng vai”, “nghiên cứu tình huống”, … ít được sử dụng. Giáo viên chưa được chú trọng bồi dưỡng về phương pháp đào tạo hiện đại, một bộ phận giảng viên vẫn giảng dạy theo lối cũ, ít bổ sung cập nhật kiến thức mới, thiếu kiến thức thực tiễn, chưa qua các khố học về tâm lý giáo dục,… vì thế chưa phát huy được khả năng tư duy tích cực chủ động của học viên. Mặt khác, một số giảng viên cũng như học viên ngại phải chuẩn bị, tìm hiểu tham gia vào việc áp dụng các phương pháp mới. Tâm lý này thiên về lý thuyết, xa rời những điều kiện thiết thực cho công việc của học viên, dẫn đến học viên xem nhẹ việc học, coi đó chỉ là lấy bằng cấp, chứng chỉ cho đủ tiêu chuẩn cần thiết.
- Cơ sở vật chất và phương tiện đào tạo, bồi dưỡng: Một số nơi chưa đáp ứng với yêu cầu mới của công tác ĐTBD cơng chức hành chính. So với hệ thống của các trường Trung ương thì phương tiện giảng dạy, trang thiết bị hiện đại trang bị cho phòng học còn thiếu và chưa được đầu tư đúng mức; sĩ số học viên trong một khóa học, lớp học thường rất đơng,... cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng ĐTBD, làm cho việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực cịn ít và chưa đồng đều. Việc đổi mới nội dung chưa gắn với việc đổi mới tăng cường thiết bị hỗ trợ giảng dạy và ngược lại. Và nếu có được trang thiết bị giảng dạy hiện đại thì hiệu quả sử dụng chưa cao do chưa có điều chỉnh nội dung, kết cấu chương trình, thời lượng cho phù hợp.
Ngồi ra cơng tác biên soạn, cải tiến giáo trình cho phù hợp với giai đoạn mới và với từng đối tượng chưa được chú trọng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng ĐTBD hiện nay.
Tình trạng này địi hỏi phải có sự đổi mới chặt chẽ cả về nội dung và phương thức giảng dạy, kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu đào tạo với yêu cầu tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch CBCC hiện nay.