- Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam
3.2.1.5. Tăng cường xây dựng, nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên
pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên đóng vai trị quyết định đối với chất lượng ĐTBD cơng chức hành chính. Nếu khơng có đội ngũ giảng viên giỏi, chun sâu, có phẩm chất đạo đức trong sáng, có phương pháp giảng dạy phù hợp, giàu kinh nghiệm nghiên cứu thực tiễn thì khơng thể đào tạo được một đội ngũ cơng chức hành chính có đủ phẩm chất, năng lực, thực hiện cơng cuộc cải cách hành chính, nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Chính vì vậy cần phải chú trọng nâng cao chất lượng, xây dựng đội ngũ giảng viên vững mạnh cho các cơ sở ĐTBD cán bộ, cơng chức. Để đạt mục tiêu đó, cần thực hiện các biện pháp đồng bộ, cụ thể sau:
- Tổ chức ĐTBD nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ giảng viên về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, kiến thức chuyên môn và năng lực sư phạm hiện đại; đảm bảo nguyên tắc giảng viên trong các cơ sở ĐTBD cơng chức hành chính phải được đào tạo cơ bản về chuyên môn đang giảng dạy.
- Nghiên cứu xây dựng chính sách và tổ chức đào tạo nguồn giảng viên, thu hút những cán bộ, công chức đã được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, có năng lực bổ sung cho đội ngũ giảng viên của các cơ sở ĐTBD cán bộ, công chức hành chính.
- Từng bước xây dựng đội ngũ giảng viên có đủ trình độ, kiến thức và am hiểu thực tiễn, đáp ứng được u cầu, nhiệm vụ ĐTBD cơng chức hành chính. Xây dựng cơ chế, chính sách cử giảng viên đi thực tế ngắn hạn hoặc dài hạn ở cơ sở để cập nhật kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn. Hiện nay, trên phạm vi cả nước nói chung cũng như ở tỉnh Bình Phước nói riêng, hình thức
này chưa phát huy đầy đủ mặt tích cực của nó, bởi các cơ sở đào tạo chưa thực sự chú trọng đến việc cử giảng viên đi nghiên cứu thực tế ở cơ sở, hoặc nếu có thì vẫn mang nặng tính hình thức, kém hiệu quả. Vì vậy, cần quy định thành chế độ bắt buộc và đầu tư kinh phí cho việc nghiên cứu thực tế của giảng viên ở trong nước và nước ngoài.
- Tổ chức các hội thi giảng viên giỏi; rà soát kiểm tra, đánh giá lại năng lực, uy tín giảng dạy trên thực tế của giảng viên để có kế hoạch ĐTBD lại những giảng viên chưa đủ trình độ, từng bước thay thế những người không đủ tiêu chuẩn theo quy định. Hình thành lực lượng giảng viên giỏi, có uy tín cao.
- Tạo cơ chế để động viên, khuyến khích đội ngũ giảng viên yêu nghề, tu dưỡng đạo đức và nâng cao trình độ bằng việc cải tiến vị trí, tiền lương, tiền thưởng, triển vọng nghề nghiệp và mơi trường làm việc cho họ.
- Kiện tồn và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên kiêm nhiệm: xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm, báo cáo viên là các chuyên gia đầu ngành, cán bộ giảng dạy ở các trường Trung ương, các Viện nghiên cứu, cán bộ quản lý của các Bộ, các cơ quan ban, ngành trên địa bàn của tỉnh và cán bộ, cơng chức hành chính của tỉnh. Mỗi cơ sở ĐTBD cán bộ, cơng chức phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành lựa chọn trong số những cán bộ lãnh đạo, quản lý; CBCC chun mơn đã được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn để hình thành đội ngũ giảng viên, báo cáo viên. Xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm với tỷ lệ thích hợp.
- Về đổi mới phương pháp ĐTBD: Do tính đặc thù của đối tượng người học là cơng chức hành chính, họ là những người đã trưởng thành, phần lớn trong số họ đã đạt chuẩn ở những trình độ nhất định, đã qua thực tiễn, có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, phân tích, đánh giá vấn đề. Mục đích học tập của họ khơng chỉ là để tích lũy kiến thức, nâng cao trình độ mà cịn là để ứng dụng và thực hành ngay trong công
việc. Tham gia vào q trình học tập, cơng chức hành chính mong muốn được trang bị những kiến thức, kỹ năng gắn liền với công việc thực tiễn, cụ thể là các kỹ năng, tình huống, sự kiện diễn ra hàng ngày trong mơi trường hành chính của họ. Vì vậy, phương pháp ĐTBD đối với cơng chức hành chính khơng thể rập khn như đối với sinh viên. Q trình giảng dạy khơng cịn diễn ra một chiều như các phương pháp truyền thống mà cần phải áp dụng các phương pháp hiện đại để quá trình học trở thành một quá trình tương tác hai chiều, thậm chí đa chiều giữa người dạy và người học, giữa học viên với nhau: giáo viên nên định hướng nội dung học tập, nghiên cứu, nêu vấn đề, tình huống và hướng dẫn, gợi mở, đối thoại để rèn luyện phương pháp, kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống; học viên chia sẻ kinh nghiệm; sau mỗi chuyên đề học tập nên cho học viên đi nghiên cứu, khảo sát thực tế ở các đơn vị điển hình, thực tập rút kinh nghiệm với thời gian thích hợp; sau đợt nghiên cứu, thực tập học viên phải có bài thu hoạch; phát phiếu đánh giá, góp ý cho học viên về chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy,...