TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CƠNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Một phần của tài liệu Ths luat học đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính cấp tỉnh ở tỉnh bình phước (Trang 35 - 39)

TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CƠNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Cán bộ, công chức là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của cách mạng. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Cán bộ là cái gốc của công việc”.

Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính Nhà nước cấp tỉnh nói riêng và của nền hành chính quốc gia nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ cơng chức hành chính. Do đó, tăng cường ĐTBD cơng chức hành chính nói chung, trong đó có cơng chức hành chính cấp tỉnh, để đội ngũ này có đủ năng lực, phẩm chất, trình độ đáp ứng u cầu của cơng cuộc đổi mới, là nhiệm vụ trọng tâm, tất yếu khách quan trong quá trình xây dựng và hồn thiện nhà nước pháp quyền XHCN.

- Yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước

Thực tiễn từ khi Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo tiến hành công cuộc đổi mới đất nước đến nay, đã tạo ra sự phát triển với tốc độ nhanh trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, điều đó thể hiện và cũng là địi hỏi vai trị quản lý hành chính nhà nước xét ở bình diện quốc gia cũng như ở cấp tỉnh cần phải được bảo đảm và tăng cường cả về hiệu lực và hiệu quả. Xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu và nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước phải khơng ngừng được hồn thiện. Do đó, địi hỏi đội ngũ cơng chức hành chính phải được ĐTBD thường xuyên để năng lực chun mơn được nâng cao và đa dạng hóa, trình độ, kỹ năng quản lý càng phải được hoàn thiện, cập nhật một cách thường xuyên, liên tục.

Đảng ta xác định vẫn tiếp tục cải cách nền hành chính nhà nước, trong đó có nội dung quan trọng là xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Để làm được điều đó thì việc xây dựng được một nền hành chính dân chủ, trong sạch, chuyên nghiệp, phù hợp với tình hình hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào việc đổi mới công tác ĐTBD đội ngũ cơng chức hành chính và trở thành một nhu cầu bức thiết.

Cải cách hành chính đã tạo ra những địi hỏi trong cơng tác ĐTBD cơng chức hành chính nói chung và cơng chức hành chính cấp tỉnh nói riêng phải có những chuyển biến mới trong nhận thức và tổ chức thực hiện. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đã đề ra:

“Đổi mới phương thức và nội dung các chương trình ĐTBD cán bộ, cơng chức sát với thực tế, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực thi cơng vụ, nâng cao kỹ năng hành chính. Thơng qua ĐTBD chun mơn nghiệp vụ và kỹ năng hành chính, bảo đảm tính thống nhất trong hoạt

động của cơ quan hành chính, nhất là trong giải quyết các yêu cầu của nhân dân, doanh nghiệp. Thực hiện cơ chế đào tạo tiền công vụ và ĐTBD trong công vụ theo định kỳ bắt buộc hàng năm; thực hiện chế độ ĐTBD trước khi bổ nhiệm”.

Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 - 2010 được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 đã đề ra mục tiêu “… xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp,… hoạt động theo nguyên tắc pháp quyền XHCN,…”. Từ đó Chương trình đã chỉ rõ phải “… xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước”. Rõ ràng, bản thân nền hành chính, tự nó khơng thể có những đặc tính như đã liệt kê. Vậy thì đây phải là những đặc tính của những “yếu tố” “làm nên” và vận hành nền hành chính đó - con người, cụ thể là đội ngũ CBCC. Do đó, để có được một nền hành chính dân chủ, trong sạch, chuyên nghiệp, đáp ứng được với yêu cầu đổi mới của đất nước thì vấn đề đặt ra là phải xây dựng một đội ngũ cơng chức chun nghiệp, trong đó có trách nhiệm của cơng tác ĐTBD.

- Yêu cầu của hội nhập quốc tế

Nước ta đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới, trước những cơ hội và thách thức địi hỏi chúng ta phải có một đội ngũ cơng chức vững vàng về chính trị; năng lực nghiệp vụ cao; có trình độ ngoại ngữ; hiểu biết về pháp luật và thơng lệ quốc tế; có đạo đức và phẩm chất tốt để có thể hồ nhập nhanh và thích ứng với các nước trong khu vực và trên thế giới. Qua đó chúng ta thấy, hội nhập quốc tế đã đặt ra u cầu địi hỏi phải tăng cường cơng tác ĐTBD đối với cơng chức hành chính. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 137/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2003 về ĐTBD nguồn nhân lực cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế.

Ở tầm quản lý cấp tỉnh, địi hỏi người cơng chức có khả năng phân tích các chính sách, quản lý tài chính, quản lý nguồn nhân lực, quản lý thông tin và các quan hệ đối ngoại; phải chủ động đề xuất, xây dựng đề án và có những biện pháp giải quyết hữu hiệu. Người cơng chức phải có trình độ tiếp cận, nắm vững và sử dụng thành thạo các phương tiện hiện đại, áp dụng cơng nghệ thơng tin vào quản lý hành chính. Mặt khác, trong điều kiện hội nhập như hiện nay, công chức cần thiết phải biết sử dụng thành thạo một số ngoại ngữ thông dụng. Xuất phát từ những yêu cầu này, phải có những kế hoạch, chiến lược trong cơng tác ĐTBD cơng chức trong thời kỳ hội nhập. Đồng thời chương trình, nội dung đào tạo phải được nghiên cứu, đầu tư, điều chỉnh cho thật khoa học và phù hợp với đối tượng là cơng chức hành chính cấp tỉnh. Từ đó thấy rằng, việc tăng cường công tác ĐTBD cho công chức là một yêu cầu tất yếu để xây dựng được một nền hành chính chun nghiệp, thơng thống, có hiệu lực và hiệu quả cao với đội ngũ cơng chức hành chính giỏi, thích ứng với điều kiện kinh tế, xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới.

Cơng chức hành chính cấp tỉnh là những người công tác trong UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Họ là những người tiếp thu các chủ trương, chính sách, pháp luật của Trung ương, nghiên cứu và xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước một cách sáng tạo và phù hợp với đặc điểm, điều kiện của tỉnh; tổng kết thực tiễn, kiến nghị với Trung ương về những ưu điểm, hạn chế, những sáng kiến và kinh nghiệm trong tổ chức triển khai các chủ trương, chính sách của Trung ương để bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Đội ngũ cơng chức hành chính cấp tỉnh là lực lượng trực tiếp xây dựng kế hoạch và thực hiện các nội dung, chương trình cải cách hành chính ở địa phương; do vậy, cần phải tăng cường ĐTBD để đội ngũ này có đủ năng lực mọi mặt, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cải cách hành chính.

Từ những lập luận trên, có thể khẳng định ĐTBD cơng chức hành chính nói chung, cơng chức hành chính cấp tỉnh nói riêng là một u cầu tất yếu khách quan trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay.

1.4. KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CƠNGCHỨC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH Ở MỘT SỐ TỈNH BẠN

Một phần của tài liệu Ths luat học đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính cấp tỉnh ở tỉnh bình phước (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w