Bình Dương là một tỉnh miền Đơng Nam Bộ, giáp với tỉnh Bình Phước, là một trong tám tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhưng là một tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển cơng nghiệp năng động
của cả nước; có cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, cơng nghiệp, dịch vụ phát triển nhanh và chiếm tỷ trọng cao.
Theo thống kê của Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương, tổng số CBCC hành chính hiện nay của tỉnh là 4.825 người. Trong đó, cơng chức hành chính cấp tỉnh là 1518 người. Trong 5 năm qua, từ 2006 - 2010, tồn tỉnh có 1.799 lượt CBCC được ĐTBD về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ và tin học. Nhiều CBCC còn được ĐTBD về kỹ năng lãnh đạo, quản lý và các kỹ năng khác. Tổng kinh phí dành cho ĐTBD cán bộ, cơng chức trong 5 năm qua gần 30 tỷ đồng.
Trình độ CBCC của tỉnh đã được nâng lên rõ rệt nhờ được ĐTBD. Những năm qua, công tác quy hoạch, ĐTBD cán bộ, công chức luôn được sự quan tâm sâu sát từ phía các cấp ủy Đảng, chính quyền của tỉnh. Việc xác định nhu cầu, thực trạng ở các sở, ban ở địa phương để quy hoạch, xây dựng kế hoạch DTBD cán bộ, công chức từng bước đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Mặc dù vậy, công tác ĐTBD cán bộ, cơng chức của tỉnh Bình Dương vẫn cịn những hạn chế nhất định. Cụ thể là số cán bộ, công chức chưa được đi ĐTBD để đạt chuẩn về trình độ lý luận chính trị cịn trên 60%, về quản lý nhà nước còn 50%. Về chun mơn, nghiệp vụ, cịn 39% CBCC chưa được đưa đi ĐTBD, dẫn đến thực trạng là trình độ văn hóa, chính trị, chun mơn nghiệp vụ của CBCC không đồng đều; phần lớn CBCC chưa đạt chuẩn về nghiệp vụ hỗ trợ, nhất là tin học và ngoại ngữ.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, năm 2006, UBND tỉnh Bình Dương đã phê duyệt đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơng chức giai đoạn
2006-2010 và tầm nhìn 2011-2020”. Theo đó, trong 05 năm (2006-2010) phải
triển khai cơng tác ĐTBD cho CBCC của tỉnh theo tiêu chí: 100% CBCC giữ chức vụ lãnh đạo các sở, ban, ngành phải có trình độ chun mơn từ thạc sỹ trở lên và có ít nhất 50% số CBCC này được đào tạo thêm cử nhân hành chính
(văn bằng hai); có trình độ lý luận chính trị từ cao cấp trở lên, ngồi ra cịn phải đạt chuẩn về tin học và ngoại ngữ theo qui định. Số CBCC quản lý cấp phịng phải 100% có trình độ đại học trở lên, được ĐTBD về lý luận chính trị, kỹ năng nghiệp vụ hành chính. Bên cạnh đó, đào tạo cán bộ nguồn bổ sung thay thế cho CBCC đến tuổi nghỉ công tác hoặc thiếu hụt do chuyển đổi cơng việc, có độ tuổi phù hợp với quy hoạch cán bộ đến năm 2015 và đến năm 2020. Số CBCC này sẽ được đào tạo về lý luận chính trị, chun mơn nghiệp vụ, được bồi dưỡng theo các chức danh, vị trí làm việc, đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi cơng vụ. Tổng kinh phí thực hiện đề án “Đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ công chức ” là 95 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí đào tạo giai đoạn 2006-2010 là 25 tỷ đồng; giai đoạn 2011 - 2015 là 30 tỷ đồng, kinh phí đào tạo giai đoạn 2015 - 2020 là 40 tỷ đồng. Triển khai thực hiện đề án này, Ban Tổ chức tỉnh ủy và Sở Nội vụ đã tổ chức điều tra, khảo sát để xác định nhu cầu và nội dung ĐTBD cán bộ, công chức các giai đoạn 2006-2010; từ 2011 - 2015 và đến năm 2020 cho từng đối tượng cụ thể. Trên cơ sở đó, tỉnh sẽ xây dựng chương trình, nội dung ĐTBD theo quy định của Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn đối với mỗi chức danh công chức, mỗi chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý [6].
Các cơ sở đào tạo của tỉnh cũng đang tập trung nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với đối tượng người học.
Ngồi ra tỉnh Bình Dương cịn thực hiện rất tốt cơng tác thu hút nhân lực với khẩu hiệu “trải thảm đỏ đón nhân tài” và chế độ đãi ngộ thỏa đáng đã tạo ra động lực lớn để thu hút được một đội ngũ những người có tài, có năng lực và trình độ chun mơn cao về cơng tác tại tỉnh.
Quy hoạch ĐTBD nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ CBCC hành chính nói chung, trong đó có cơng chức hành chính cấp tỉnh của Bình Dương là một trong các khâu đột phá để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2015 và chuẩn bị nguồn cán bộ cho giai đoạn 2015 - 2020 của địa phương.
1.4.4. Bài học rút ra từ kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơngchức hành chính cấp tỉnh ở một số tỉnh bạn