KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CƠNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH Ở MỘT SỐ TỈNH BẠN

Một phần của tài liệu Ths luat học đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính cấp tỉnh ở tỉnh bình phước (Trang 39 - 41)

Đào tạo, bồi dưỡng cơng chức hành chính nhà nước giữ vai trò quan trọng nhằm trực tiếp nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của nền hành chính nhà nước và của cơng tác quản lý hành chính ở địa phương. Đây là một yêu cầu khách quan của sự phát triển. Tuy nhiên, mỗi tỉnh có những kinh nghiệm khác nhau về cơng tác ĐTBD cơng chức hành chính. Vì vậy, việc trao đổi, nghiên cứu, học tập những kinh nghiệm là một việc làm cần thiết để tìm ra cách làm, bước đi thích hợp với hồn cảnh, điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh nói chung cũng như của tỉnh Bình Phước nói riêng.

1.4.1.Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức ở thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có đội ngũ gần 100.000 CBCC và viên chức làm việc tại các đơn vị, tổ chức, cơ quan hành chính thuộc hệ thống chính quyền các cấp. Trong đó, đội ngũ cơng chức thừa hành cơng vụ có khoảng 11.000 người. Tuy nhiên, theo ước tính chỉ có chưa đến 10% trong đội ngũ trên có đủ trình độ, năng lực đáp ứng được yêu cầu xây dựng nền hành chính cơng,… Đội ngũ công chức của thành phố hiện vừa yếu, thiếu, lại vừa chênh lệch về trình độ chun mơn. Cơng chức có thâm niên chiếm tỷ lệ khá cao với gần 70%, có nhiều kinh nghiệm nhưng lại thiếu các kỹ năng cần thiết trong một môi trường tổ chức hành chính hiện đại.

Quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Trung ương về cơng tác cán bộ, từ tình hình thực tiễn tổ chức bộ máy và đội ngũ của CBCC thành phố Hồ Chí Minh, trong 10 năm qua, Thành ủy, Ban thường vụ Thành ủy các khóa đã vận dụng sáng tạo các quan điểm của Trung ương về công tác cán bộ, mạnh

dạn đột phá vào một số khâu trọng yếu trong cơng tác cán bộ, trong đó có cơng tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC.

Thành phố Hồ Chí Minh chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ CBCC với số lượng và cơ cấu hợp lý, chất lượng chun mơn cao và có phẩm chất đạo đức tốt. Đầu tư nhiều hơn cho công tác ĐTBD để thực hiện kế hoạch, quy hoạch, chú ý tạo nguồn cán bộ dự trữ.

Bên cạnh việc mở các lớp ĐTBD cho CBCC về trình độ trung cấp, cao cấp lý luận chính trị, cử nhân chính trị, đào tạo sau đại học, đại học, trung cấp, …Từ năm 2001 đến nay, thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức 10 lớp đào tạo tiếng Anh tại Sin-ga-po cho 280 cán bộ, công chức, viên chức; đào tạo Anh văn trong nước (trình độ A, B, C) và đào tạo tin học cho phần lớn đội ngũ CBCC. Công tác ĐTBD từng bước gắn với quy hoạch; ưu tiên đào tạo cán bộ làm cơng tác hành chính, các bộ phận một cửa, tiếp dân, các cơ quan tư pháp và báo chí, xuất bản. Cán bộ được cử đi học đều đảm bảo tiêu chuẩn và trong quy hoạch.

Để có nguồn nhân lực lâu dài cho địa phương, từ năm 2001 thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện chương trình đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ trẻ ở nước ngồi. Đối tượng tuyển chọn là CBCC trẻ thuộc diện quy hoạch, đào tạo của thành phố, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và con em gia đình chính sách, gia đình có truyền thống cách mạng. Giai đoạn 2001-2006 đã tuyển chọn 254 người đưa đi đào tạo tại 14 quốc gia (nhiều nhất là Anh, Úc, Hoa Kỳ, Sin-ga-po và Trung Quốc ). Việc lựa chọn ngành đào tạo căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển thành phố, chú trọng lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế, đô thị, thương mại quốc tế và các ngành khoa học công nghệ mũi nhọn.

Trong giai đoạn 2007-2010, chương trình đào tạo 500 thạc sỹ, tiến sỹ đã xét tuyển được 411 trường hợp (377 cán bộ, công chức và 34 sinh viên), trong đó đào tạo tiến sỹ 16 học viên, đào tạo thạc sỹ 395 học viên; đào tạo trong nước 363 học viên, đào tạo ở nước ngoài 48 học viên [16]. Mục tiêu này

bảo đảm yêu cầu hình thành ngay một đội ngũ cơng chức ở cấp sở, ngành, quận, huyện có năng lực tham mưu, hoạch định các giải pháp thực thi hiệu quả các mục tiêu phát triển của thành phố. Đồng thời, trang bị kỹ năng quản lý hiện đại phù hợp theo các vị trí cơng việc; bảo đảm có đủ năng lực để tổ chức và thực thi hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong bối cảnh mới.

Thành cơng nhất của chương trình là cung cấp cho thành phố một đội ngũ CBCC có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ chất lượng, nhưng quan trọng hơn là thành phố đã đưa được một chủ trương mang tính đột phá đi vào cuộc sống.

Những chủ trương, giải pháp đó đã đem lại kết quả tích cực, góp phần củng cố, nâng cao chất lượng cho đội ngũ CBCC thành phố.

Một phần của tài liệu Ths luat học đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính cấp tỉnh ở tỉnh bình phước (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w