Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính

Một phần của tài liệu Ths luat học đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính cấp tỉnh ở tỉnh bình phước (Trang 93 - 98)

- Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam

3.2.1.2. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính

dưỡng đội ngũ cán bộ, cơng chức hành chính

Để xây dựng đội ngũ CBCC hành chính nhà nước có cơ cấu đồng bộ, có chất lượng đáp ứng u cầu của cơng cuộc cải cách hành chính; giải pháp nâng cao chất lượng cơng tác đào tạo CBCC hành chính là một trong những giải pháp quan trọng.

Đào tạo, bồi dưỡng là công việc thường xuyên của cơ quan quản lý, sử dụng cơng chức. ĐTBD cơng chức hành chính khơng chỉ là việc ĐTBD nhằm nâng cao trình độ nhận thức, chun mơn nghề nghiệp, kỹ năng của công chức đáp ứng yêu cầu phát triển của tổ chức, mà việc ĐTBD còn nhằm xây dựng đội ngũ cơng chức hành chính trên cơ sở xác định nhu cầu của nền công vụ, năng lực của từng công chức, tiềm năng, thiên hướng của họ để hình thành đội ngũ cơng chức quản lý và cơng chức có trình độ chun mơn cao

trong nền cơng vụ. Do đó, ĐTBD phải gắn với cơng tác quy hoạch CBCC đã được phê duyệt, nhằm chuẩn hóa cán bộ theo ngạch và chức danh đã được quy hoạch, tránh tình trạng đào tạo tràn lan, nhằm hợp thức hóa văn bằng chứng chỉ như hiện nay. Muốn vậy:

Trước hết, tỉnh cần tiến hành xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược

ĐTBD cơng chức hành chính trước mắt cũng như lâu dài để phục vụ yêu cầu phát triển. Đầu tư thích đáng, bổ sung kịp thời cán bộ trẻ, có trình độ cao cho các đơn vị đang thiếu cán bộ đầu đàn, chuyên viên giỏi.

Trường Chính trị có trách nhiệm phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch đào tạo, nội dung đào tạo đối với cán bộ, cơng chức hành chính cấp tỉnh và huyện theo hướng chủ động đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Thứ hai, đổi mới cơng tác ĐTBD cán bộ, cơng chức hành chính một

cách cơ bản, tồn diện, đồng bộ, có hệ thống; vừa ĐTBD thành thạo kỹ năng nghiệp vụ, vừa bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức cơng vụ cho cơng chức hành chính. Có bước đi thích hợp để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính. Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, giữa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cơ bản, kỹ năng về hành chính với việc cập nhật những kiến thức mới; kết hợp giữa phương pháp truyền thống với hiện đại, giữa trong nước và ngoài nước bằng nhiều phương thức, nhiều cấp độ của nền công vụ.

- Nhằm hướng tới nền hành chính phục vụ dân, khắc phục tình trạng cửa quyền, nhũng nhiễu dân, chây ỳ, chậm chạp của công chức hành chính, ngồi việc ĐTBD về chun mơn nghiệp vụ cần chú trọng đào tạo về kỹ năng hành chính. Chú trọng các nội dung:

+ Kiến thức pháp luật: đối với CBCC hành chính khơng nắm vững pháp luật thì khơng thể giải quyết nhiệm vụ nhanh và hiệu quả. Trong khi đó khơng phải tất cả CBCC hành chính đều được đào tạo các chuyên ngành về luật, hành chính, nhất là CBCC hành chính ở cơ sở. Do vậy, việc bồi dưỡng

kiến thức pháp luật là việc vơ cùng cần thiết. Ngồi ra, do hệ thống pháp luật của ta chưa hoàn thiện, phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới. Nên việc thường xuyên cập nhật, phổ biến văn bản pháp luật là nội dung quan trọng trong chương trình bồi dưỡng thường xun cho cán bộ, cơng chức hành chính.

+ Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, cùng các kỹ năng văn phịng như: soạn thảo văn bản hành chính, tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc bản địa là nội dung vô cùng cần thiết trong chương trình bồi dưỡng cơng chức hành chính, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi, dân tộc.

Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng hành chính phải được thực hiện liên tục để cơng chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, để hồn thiện kiến thức của cơng chức theo u cầu của cơ quan hoặc khi thăng cấp, biệt phái, chuyển cơng tác. Chương trình tiến hành trong thời gian 1- 2 tuần hoặc dài hạn nhưng được chia làm nhiều lần nhằm không gián đoạn công việc của công chức.

- Tăng cường hơn nữa đào tạo trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ CBCC hành chính, nhất là đối với các đối tượng từ cấp Phó, Trưởng Phịng các Sở, ban, ngành của tỉnh. Hiện nay, việc mở các lớp cao cấp lý luận chính trị, trung cấp lý luận chính trị rất hạn chế, phải được sự cho phép của Học viện Chính trị - Hành chính khu vực. Việc cử cơng chức hành chính đi đào tạo của các cơ quan, đơn vị phụ thuộc vào chỉ tiêu tuyển sinh của Ban Tổ chức và Trường Chính trị. Do vậy, số cơng chức hành chính được bổ nhiệm mới hầu hết chưa qua đào tạo về lý luận chính trị. Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ, Trường Chính trị tỉnh cần xúc tiến xây dựng kế hoạch mở các lớp cao cấp lý luận chính trị để bồi dưỡng, chuẩn hóa cho các đối tượng này.

- Tăng cường và đổi mới công tác giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ, cơng chức hành chính nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và phẩm chất đạo đức công chức.

Giáo dục đạo đức công chức là nhiệm vụ hết sức khó khăn và phức tạp, vừa cấp bách vừa lâu dài, phải thực hiện theo nhiều kênh, nhiều biện pháp, nhiều hình thức, ở nhà trường, ở thực tiễn hoạt động công vụ và cả trong sinh hoạt hàng ngày. Kết hợp với cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương

đạo đức Hồ Chí Minh”.

Cần đưa nội dung giáo dục đạo đức cơng vụ vào chương trình ĐTBD quản lý nhà nước. Giáo dục đạo đức cơng vụ cịn được thực hiện qua nội quy, quy chế cơ quan, đơn vị, có chế tài xử lý nghiêm với các cơng chức hành chính vi phạm. Việc xử lý nghiêm minh, kịp thời và công bằng những sai phạm của cơng chức hành chính có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục và răn đe CBCC, củng cố niềm tin của nhân dân vào Nhà nước, vào pháp luật.

Thứ ba, tiến tới thực hiện chế độ ĐTBD trước khi điều động, luân

chuyển hoặc bổ nhiệm các chức danh quản lý đối với cơng chức hành chính. ĐTBD cơng chức hành chính hiện nay ở nước ta mới chỉ thực hiện theo các ngạch cơng chức cán sự, chun viên, chun viên chính, chuyên viên cao cấp. Đối với cơng chức lãnh đạo, quản lý từ cấp phó, trưởng phịng, phó giám đốc, giám đốc sở và tương đương chưa được thực hiện. Các chương trình ĐTBD thường nặng về kiến thức mà chưa quan tâm nhiều đến kỹ năng xử lý tình huống, thực hành các cơng việc hành chính. Việc đào tạo "tiền bổ nhiệm, điều động, luân chuyển" nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản cho người sắp được giao nhiệm vụ biết chức danh đó là gì và họ sẽ phải làm gì? Nhất là đối với "cơ chế điều động, luân chuyển" hiện nay, nếu CBCC hành chính khơng được ĐTBD trước thì họ sẽ mất thời gian khá lâu để làm quen với công việc mới, lĩnh vực mới; và như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cơng vụ nói chung.

Thứ tư, sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách ĐTBD và thu hút

nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho cơng chức hành chính an tâm học tập, khuyến khích, động viên họ học tập đạt kết quả tốt nhất.

Thứ năm, đẩy mạnh việc thực hiện chính sách ln chuyển cơng chức

hành chính cấp huyện, cấp tỉnh về đảm nhiệm các chức danh chủ chốt ở cơ sở theo chủ trương chung, để số cơng chức này vừa có điều kiện tiếp cận nắm bắt tình hình thực tiễn, học từ thực tiễn và vừa giúp những cơ sở còn thiếu cán bộ.

Luân chuyển, thuyên chuyển công tác là một trong những biện pháp có ảnh hưởng quan trọng đến tính tích cực của công chức và tăng hiệu quả công việc. Luân chuyển, thuyên chuyển thúc đẩy sự cơ động của công chức nhà nước, tạo cơ hội cho phát triển kinh nghiệm và kỹ năng làm việc, khắc phục tình trạng đình trệ, kém năng động do một hệ thống khép kín, cứng ngắt tạo ra, đồng thời có thể giảm bớt những điều chỉnh và chi phí về nhân sự mỗi khi cần cắt giảm biên chế. Đối với công chức, việc được luân chuyển, thuyên chuyển có thể là cơ hội mang lại những thách thức mới và triển vọng thăng tiến. Ở các nước áp dụng biện pháp luân chuyển vị trí cơng tác như là phương pháp đào tạo công chức.

Thứ sáu, bên cạnh việc mở rộng các hình thức đào tạo, cần phải chú

trọng công tác quản lý chất lượng của các hình thức đào tạo này. Trong đó đặc biệt quan tâm hình thức đào tạo thường xuyên, kịp thời cập nhật, bổ sung kiến thức cho cán bộ, công chức. Thực hiện chế độ đào tạo định kỳ bắt buộc hàng năm đối với cơng chức hành chính. Cơ quan quản lý cơng chức hành chính phải có kế hoạch ln phiên cử CBCC đi đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu công việc.

Trong điều kiện biên chế các cơ quan hành chính rất chặt chẽ, số lượng công chức từng cơ quan chỉ vừa đủ, thậm chí nhiều nơi cịn thiếu, để bố trí vào các chức danh, vị trí cơng tác theo quy định, để duy trì hoạt động thường xuyên, liên tục của cơ quan hành chính, nên cơ quan khơng thể cùng một lúc cử nhiều công chức tham gia học tập nâng cao trình độ. Vì vậy, ĐTBD tại chỗ

là một giải pháp giúp tháo gỡ được khó khăn đó. Cơng chức hành chính có thể giải quyết cơng việc đồng thời vẫn tham gia học tập; mặt hạn chế của hình thức này là cơng chức ít có thời gian tập trung nghiên cứu, kết quả của việc ĐTBD tại chỗ phụ thuộc nhiều vào sự nỗ lực của bản thân từng công chức tham gia việc học tập theo hình thức này. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hình thức đào tạo này phát triển cần xây dựng những khung giáo trình thật phù hợp, đồng thời có cơ chế khuyến khích về tài chính, tạo điều kiện về thời gian để những cơng chức có nhu cầu được tham gia ĐTBD tại chỗ đạt kết quả.

Một phần của tài liệu Ths luat học đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính cấp tỉnh ở tỉnh bình phước (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w