Những kết quả đạt đợc

Một phần của tài liệu Ths luat học giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh lâm đồng (Trang 71 - 90)

- Thứ hai: Giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên trong

2.2.1.1. Những kết quả đạt đợc

- Thứ nhất, về ban hành văn bản chỉ đạo và tổ chức thực hiện

Giáo dục pháp luật là một bộ phận quan trọng của cơng tác giáo dục chính trị, t tởng của Đảng và Nhà nớc, là khâu đầu tiên của hoạt động thực thi pháp luật nhằm không ngừng nâng cao ý thức pháp luật, tăng cờng pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết của Đảng ta đã khẳng định: “Điều quan trọng để phát huy dân chủ là xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cờng pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao trình độ dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân”. Nhận thức vai trò quan trọng của công tác GDPL, trong đó có GDPL cho ĐBDTTS, trong nhiều năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở địa phơng, cụ thể là:

- Chỉ thị số 36 - CT/TU ngày 28/3/2008 của Ban thờng vụ tỉnh ủy Lâm Đồng về tăng cờng lãnh đạo thực hiện công tác phổ biến,GDPL.

- Báo cáo số 166 - BC/ TU 30/11/2009 của Tỉnh ủy Lâm Đồng tổng kết việc triển khai thực hiện Chỉ thị 32 - CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí th về tăng cờng sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

- Quyết định số 2473/QĐ- UBND ngày 25/10/1004 của UBND tỉnh về việc ban hành qui chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến GDPL tỉnh.

- Quyết định số 1518/ QĐ-UBND ngày 17/6/2006 của UBND tỉnh về thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện chơng trình hành động quốc gia phổ biến GDPL.

- Quyết định số 2715/ QĐ-UBND ngày 24/10/2006 của UBND tỉnh về qui định mức chi cho công tác phổ biến GDPL trên địa bàn tỉnh.

- Quyết định số 1894/ QĐ-UBND ngày 12/4/2007 của UBND tỉnh về việc xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và trờng học.

- Quyết định số 1212/QĐ-UBND ngày 08/5/2008 của UBND tỉnh về việc ban hành Chơng trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012.

- Kế hoạch số 4487/KH-UBND ngày 26/6/2009 của UBND tỉnh Lâm Đồng triển khai đề án 2 “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lợng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nớc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”...

Ngoài ra, các cơ quan hữu quan khác cũng đã chủ động tự mình hoặc phối hợp với các cơ quan khác trong tỉnh ban hành các văn bản cần thiết để triển khai thực hiện văn bản của cấp trên về công tác phổ biến, GDPL trong tỉnh. Cụ thể là các cấp, các ngành đã ban hành đợc 07 chơng trình

phối hợp/kế hoạch liên tịch, 05 quyết định, 04 chỉ thị, 07 đề án, 12 công văn và 03 văn bản khác (phụ lục 2).

Trong các văn bản này, Tỉnh ủy và UBND tỉnh đều rất quan tâm đến công tác phổ biến, GDPL cho ĐBDTTS nh: qui hoạch, đào tạo, bồi dỡng chuyên môn pháp lý, nghiệp vụ phổ biến GDPL cho cán bộ làm công tác phổ biến, GDPL ở vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBDTTS; hỗ trợ tài liệu nghiệp vụ phổ biến GDPL cho t vấn viên pháp lý, trợ giúp viên pháp lý, luật gia, luật s khi thực hiện t vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý lu động cho nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBDTTS. Hỗ trợ tài liệu pháp luật, nghiệp vụ để già làng, trởng bản, các chức sắc tôn giáo thực hiện phổ biến, GDPL tại thôn, bản, nhà thờ, nhà chùa...; định kỳ hàng năm vào dịp hè, tổ chức lực lợng sinh viên các trờng Đại học chuyên ngành Luật tham gia hoạt động phổ biến, GDPL cho cán bộ, nhân dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBDTTS; đầu t cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện đào tạo, bồi dỡng và thực hiện công tác phổ biến, GDPL cho đội ngũ cán bộ vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBDTTS trong tỉnh... Các cơ quan hữu quan đợc giao trách nhiệm thực hiện công tác phổ biến GDPL định kỳ hàng tháng, hàng quí, hàng năm báo cáo kịp thời hoạt động của mình để có gì khó khăn, vớng mắc trong q trình thực hiện thì kịp thời điều chỉnh.

Những văn bản trên đã từng bớc thể chế hóa chủ trơng của Đảng và Nhà nớc về công tác GDPL, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai kịp thời, có hiệu quả công tác GDPL cho cán

bộ, nhân dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói chung, ĐBDTTS ở Lâm Đồng nói riêng.

- Thứ hai, về xây dựng, củng cố, kiện toàn nguồn nhân lực làm công tác phổ biến, GDPL (Chủ thể GDPL)

Thực hiện Quyết định số 03/1998/QĐ - TTg ngày 07/01/1998 của Thủ tớng Chính phủ về thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến GDPL (HĐPHCTPBGDPL), tỉnh Lâm Đồng đã thành lập HĐPHCTPBGDPL ở tỉnh và cả trên địa bàn 12 huyện, thành phố của tỉnh đã đi vào hoạt động có hiệu quả. Thơng qua hội đồng đã xây dựng đợc cơ chế tổ chức thực hiện công tác phổ biến, GDPL ở địa phơng. HĐPHCTPBGDPL cấp tỉnh do Sở T pháp làm cơ quan thờng trực, có 24 thành viên do Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm chủ tịch Hội đồng. Các thành viên cịn lại là giám đốc, phó giám đốc các sở, ban, ngành chủ chốt trong tỉnh. Một số cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh nh: Công an tỉnh, Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh.v.v... đã thành lập HĐPHCTPBGDPL của ngành. Cùng với việc thành lập HĐPHCTPBGDPL cấp tỉnh, các huyện, thành phố trong tỉnh cũng đã thành lập HĐPHCTPBGDPL cấp huyện, tổng số thành viên là 232 ngời. Tính đến nay, tồn tỉnh có 120/148 xã, phờng, thị trấn đã thành lập đợc HĐPHCTPBGDPL (đạt 81%) với tổng số thành viên khoảng 1600 ngời. Hoạt động của Hội đồng này đợc định hớng theo chức năng là ngời tổ chức phối hợp chỉ đạo công tác GDPL. Từ khi thành lập đến nay, các Hội đồng này đã xây dựng đợc

kế hoạch GDPL theo hàng quí, hàng năm làm cơ sở để các ban, ngành, các huyện, thành phố tổ chức thực hiện.

Xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có vị trí đặc biệt quan trọng, các ngành các cấp trong tỉnh đã tăng cờng công tác phổ biến giáo dục pháp luật, xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và mở rộng mạng lới các cộng tác viên trợ giúp pháp lý. Qua củng cố, kiện tồn hàng năm, hiện nay Lâm Đồng có 88 báo cáo viên pháp luật (BCVPL) cấp tỉnh và 213 BCVPL cấp huyện. BCVPL đa số là cán bộ chủ chốt, lãnh đạo các phòng, ban chuyên mơn các sở, ban, ngành và các phịng, ban cán bộ t pháp cấp huyện và cấp xã. Hầu hết các cán bộ làm công tác GDPL trong tồn tỉnh đều có học vấn nhất định, có phẩm chất chính trị vững vàng, có t cách đạo đức tốt, có kinh nghiệm cuộc sống, tham gia công tác lâu năm trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến pháp luật, có khả năng diễn đạt trớc quần chúng.

Cơng tác xây dựng, kiện tồn tổ hòa giải cũng nh hớng dẫn, chỉ đạo hoạt động hịa giải ln đợc các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phơng, các ban, ngành, đồn thể quan tâm. Tính đến nay, tồn tỉnh có 2088 tổ hịa giải, 9751 hòa giải viên. Đa số các hịa giải viên nhiệt tình, năng động, tâm huyết với cơng việc, đợc cung cấp tài liệu và tham gia các lớp tập huấn, bồi dỡng nghiệp vụ và kiến thức pháp luật.

Lâm Đồng cịn có một lực lợng đơng đảo khác tham gia công tác phổ biến GDPL ở ngành và địa phơng. Tồn tỉnh

có 393 giáo viên bộ mơn Giáo dục cơng dân đáp ứng đợc về chất lợng cũng nh số lợng giáo viên làm cơng tác phổ biến GDPL, có 1539 tuyên truyền viên các tổ chức đoàn thể cơ sở, 1268 khu dân c xây dựng và củng cố các hình thức tự quản tại cộng đồng dân c nh: Tổ an ninh nhân dân, Đội dân phòng dân cử dân nuôi, Tổ già làng tự quản, 271 báo cáo viên các cấp của Đoàn và hơn 3000 tuyên truyền viên hoạt động tại các cơ sở Đồn, 423 đội hình thanh niên xung kích giữ gìn trật tự an tồn giao thơng, xung kích an ninh, 69 câu lạc bộ “Tuổi trẻ với pháp luật”, “Thanh niên với pháp luật”; 12 huyện, thành phố trong tỉnh đã thành lập đợc 43 câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng chống tội phạm” thu hút khoảng 2000 hội viên, hơn 400 câu lạc bộ “Gia đình văn hóa”, 33 câu lạc bộ “Phòng chống tệ nạn xã hội”, 57 câu lạc bộ về nội dung dân số kế hoạch hóa gia đình, 8 câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” với 2069 hội viên, 36 câu lạc bộ “Trợ giúp pháp lý” tại một số xã, phờng, thị trấn trong tỉnh.

Ngoài ra, Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng là cơ quan chuyên môn trực tiếp theo dõi, giám sát, quản lý tình hình thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, Ban dân tộc tỉnh có vị trí, vai trị rất quan trọng trong việc phổ biến, GDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số.

- Thứ ba, về đối tợng giáo dục pháp luật

Lâm Đồng là một tỉnh có nhiều ĐBDTTS sinh sống. Đây cũng là đối tợng u tiên hàng đầu của công tác GDPL mà thời gian qua chính quyền địa phơng rất quan tâm. Bởi lẽ,

ĐBDTTS là đối tợng chịu nhiều thiệt thịi nhất, họ ít đợc tiếp xúc với thơng tin cho nên họ cũng chính là đối tợng “mù luật” nhiều nhất. Để thực hiện công tác GDPL cho họ, lãnh đạo tỉnh và các huyện đã tập trung chỉ đạo các tổ chức đoàn thể nh: Hội Nơng dân, Hội Phụ nữ, Đồn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh tập trung chỉ đạo các cấp hội viên của mình ở cơ sở phối hợp với các báo cáo viên là Bí th Đảng ủy, Chủ tịch UBND cấp xã thờng xun duy trì tốt cơng tác GDPL thông qua các buội họp dân, các buổi truyền tin thôn bản qua loa đài ở các khu dân c, điểm trờng học hoặc các điểm chiếu video.

Đặc biệt, từ khi có Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí th Trung ơng Đảng khóa IX về tăng c- ờng sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến GDPL, địa phơng đã tập trung đẩy mạnh cơng tác GDPL cho nhân dân nói chung, ĐBDTTS trên địa bàn nói riêng. Để GDPL cho ĐBDTTS có hiệu quả, địa phơng đã tiến hành phân loại đối tợng. Cụ thể là: đối với đối tợng đang ở độ tuổi đi học thì tiến hành GDPL ở nhà trờng, với đối tợng đang độ tuổi thanh niên, mới lập gia đình vừa bận con cái vừa bận đi làm thì lồng ghép GDPL vào các buổi tối còn với đối tợng ở độ tuổi trung niên trở lên, con cái họ đã lớn, ít vớng bận gia đình, họ tích cực tham gia sinh hoạt trong các tổ chức hội thì tranh thủ lồng ghép trong các buổi sinh hoạt của Hội. Đặc biệt, đối với hai đối tợng là thanh niên và phụ nữ thì cơ quan t pháp đã kí kết các văn bản liên tịch phối hợp với nhau để GDPL

cho họ. Bởi lẽ nh trên đã trình bày, cuộc sống của ĐBDTTS cịn phụ thuộc nhiều vào luật tục, trong đó có cả những tập tục lạc hậu nh sinh đẻ nhiều con để có “con đàn, cháu đống”, rồi kết hơn để có thêm ngời làm nơng rẫy chứ không quan tâm đến độ tuổi hoặc ý chí của ngời kết hơn dẫn đến hiện tợng tảo hơn, cỡng ép hơn nhân nhiều. Vì vậy, tích cực GDPL cho họ, đặc biệt là Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới... đã đạt đợc kết quả phấn khởi, đó là giảm tình trạng tảo hơn, cỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ vốn đã ăn sâu vào nếp sống của đồng bào, tạo điều kiện cho thanh niên, phụ nữ dân tộc phát huy quyền làm chủ của mình, dành thời gian cho việc học tập nâng cao trình độ, tham gia các hoạt động xã hội cũng nh hiểu biết thêm về pháp luật để phục vụ cuộc sống.

- Thứ t, về nội dung GDPL

Trớc khi có Chỉ thị của Đảng về phổ biến GDPL, cơng tác GDPL cho nhân dân nói chung, ĐBDTTS ở Lâm Đồng nói riêng cũng đã đợc tiến hành song hiệu quả cha cao, mức độ hiểu biết pháp luật trong các cộng đồng dân tộc trong tỉnh là rất thấp. Tỷ lệ đồng bào không biết hoặc biết mà không hiểu hoặc hiểu không đầy đủ một số luật, bộ luật đã ban hành rất cao. Đây thực sự là vấn đề cần quan tâm và nó trở nên bức bách trong cộng đồng các dân tộc ở địa phơng. Mặt khác, điều này cũng phản ánh hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cha cao. Cả hai mặt đó đều nói lên trách nhiệm của các cấp ủy

Đảng, chính quyền, đồn thể trong hệ thống chính trị cơ sở đối với việc GDPL cho ngời dân hiểu biết và làm theo pháp luật đã đợc Nhà nớc ban hành. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hởng lớn đến chất lợng điều hành cũng nh hiệu lực quản lý của hệ thống chính trị cơ sở và đặc biệt là nó sẽ có ảnh hởng đến chất lợng cuộc sống của ngời dân.

Triển khai công tác phổ biến, GDPL theo tinh thần Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí th Trung ơng Đảng về tăng cờng sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, GDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân, các cấp, các ngành trong tỉnh đã lựa chọn các văn bản pháp luật cần thiết phải thơng tin, phổ biến giáo dục cho ngời dân nói chung nh quyền bầu cử, ứng cử, quyền lao động, tự do kinh doanh, nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp, pháp luật... đồng bào các dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng cịn đợc quan tâm thơng tin phổ biến các quy định pháp luật có liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của đồng bào nh: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật đất đai, Luật Khiếu nại tố cáo, Luật Giao thơng đờng bộ, Luật Phịng chống bạo lực gia đình, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật nghỹa vụ quân sự, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Phòng chống ma túy, Pháp lệnh dân số, pháp luật về cơng chứng, hộ tịch, pháp luật về tín ngỡng tơn giáo, pháp luật về dân chủ ở xã, phờng, thị trấn, văn bản

pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, trong lĩnh vực bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, pháp luật về thuế.v.v... ĐBDTTS do ảnh hởng của những tập tục lạc hậu nên khi GDPL cho họ đã chú trọng đến việc khơi dậy và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đẩy mạnh việc bài trừ những hủ tục lạc hậu. Một số địa phơng đã đợc Sở T pháp, Trung tâm Trợ giúp pháp lý phối hợp tổ chức các buổi GDPL, lồng ghép nội dung GDPL với các chơng trình hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình, các văn bản gắn với chính sách đối với ĐBDTTS.

- Thứ năm, về hình thức giáo dục pháp luật

Nh chúng ta đã biết, phổ biến GDPL là khâu đầu tiên của hoạt động thực thi pháp luật, là một trong những mắt xích quan trọng để tăng cờng pháp chế XHCN. Đặc biệt, đối với ĐBDTTS, trình độ dân trí, văn hóa pháp luật cịn hạn chế cần phải tăng cờng cơng tác phổ biến, GDPL với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Trong nhiều năm qua, Lâm Đồng đã áp dụng các hình thức GDPL chủ yếu sau đây:

Một phần của tài liệu Ths luat học giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh lâm đồng (Trang 71 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w