Lựa chọn những hình thức giáo dục pháp luật phù hợp, có hiệu quả với đồng bào dân tộc thiểu

Một phần của tài liệu Ths luat học giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh lâm đồng (Trang 111 - 118)

- Thứ hai: Giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên trong

3.2.3. Lựa chọn những hình thức giáo dục pháp luật phù hợp, có hiệu quả với đồng bào dân tộc thiểu

luật phù hợp, có hiệu quả với đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phơng Lâm Đồng

Song song với việc lựa chọn nội dung GDPL phù hợp với đối tợng thì việc lựa chọn hình thức nào để GDPL có hiệu quả lại càng quan trọng hơn. Qua thực tiễn triển khai cơng tác GDPL cho thấy mỗi hình thức GDPL đều có thế mạnh riêng, u điểm riêng bổ trợ cho nhau. Tuy nhiên, ở mỗi địa ph- ơng với mỗi điều kiện, hoàn cảnh và đối tợng đặc thù cần có hình thức phù hợp thì GDPL mới đạt hiệu quả. Vì vậy, không thể cùng một lúc thực hiện một cách tràn lan tất cả các hình thức mà cần tập trung chỉ đạo thực hiện các hình thức giáo dục pháp luật có hiệu quả phù hợp với địa phơng, đối tợng.

Đối với đối tợng giáo dục pháp luật là ĐBDTTS với những đặc điểm đặc thù về điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa - xã hội của Lâm Đồng thì việc cụ thể hóa các qui định pháp luật cơ bản bằng những tờ gấp, tờ rơi có tranh vẽ minh họa

nhiều màu sắc và phổ biến đến tận ngời dân để khi nhìn vào tranh vẽ các tờ rơi ngời dân hiểu đợc nội dung của pháp luật cần gửi tới là vô cùng hiệu quả. Thời gia qua, các cơ quan hữu quan ở địa phơng Lâm Đồng cũng đã tiến hành áp dụng hình thức này và đã đem lại hiệu quả cao. Để tiếp tục áp dụng hình thức GDPL này cho ĐBDTTS, khảo sát cho thấy có 66,95% ý kiến cho rằng cần tăng cờng cung cấp sách pháp luật và các tài liệu, tờ gấp, tờ rơi pháp luật về cơ sở. Điều này cho thấy mức độ thích ứng của hình thức GDPL này đối với các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là ĐBDTTS. Có thể nói rằng, để nâng cao hơn nữa hiệu quả GDPL thông qua tài liệu tờ gấp, tờ rơi pháp luật dành cho ĐBDTTS đòi hỏi việc biên soạn, phát hành tài liệu, tờ rơi, tờ gấp pháp luật phải đợc tiến hành thờng xuyên, liên tục, rộng khắp, đúng h- ớng, có trọng tâm, trọng điểm với sự tham gia phối hợp của các ngành, các cấp, các đồn thể và sự hởng ứng tích cực của chính đồng bào theo tinh thần ngời biết nhiều tuyên truyền cho ngời biết ít, ngời biết ít truyền cho ngời cha biết để tất cả mọi ngời đều hiểu biết pháp luật, cùng nhau tạo dựng thói quen: “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

Bên cạnh hình thức đó thì tun truyền miệng cũng là hình thức có hiệu quả cao. Ưu điểm cơ bản của hình thức này là huy động đợc nhiều phơng tiện hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật có hiệu quả nh tuyên truyền giáo dục pháp luật thông qua mạng lới đài truyền

thanh cơ sở, qua hoạt động tuyên truyền miệng của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên trợ giúp pháp lý là các già làng, trởng thôn, các vị chức sắc, các tr- ởng dòng họ, thơng qua hoạt động hịa giải ở cơ sở..., trong đó GDPL thơng qua hệ thống phát thanh truyền hình, thơng qua hoạt động hòa giải ở cơ sở cũng đợc xem là những hình thức GDPL có hiệu quả đối với ĐBDTTS.

- Giáo dục pháp luật thông qua hệ thống phát thanh truyền hình dễ dàng tác động đến đơng đảo các tầng lớp nhân dân ở địa phơng từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBDTTS; phạm vi tác động rộng lớn và trực tiếp đến tận thôn, bn, làng, cụm dân c... Hình thức giáo dục pháp luật qua mạng lới truyền thanh vừa mang tính thời sự, tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm vừa bảo đảm tính kế hoạch định hớng lâu dài. Nhng để phát huy đợc thế mạnh của hình thức GDPL này, Sở T pháp phải chủ động biên soạn, biên dịch song ngữ bằng tiếng Kinh - K’Ho, Kinh- Churu và thâu băng catset giới thiệu những chuyên đề pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của ngời dân, cấp phát cho các đài truyền thanh cấp huyện và hệ thống loa truyền thanh ở cấp xã nơi có ĐBDTTS sinh sống.

ở cấp huyện, hệ thống truyền thanh và truyền hình huyện nên mở các chuyên mục tìm hiểu pháp luật, giải đáp pháp luật trên đài truyền thanh, truyền hình địa phơng, hệ thống loa truyền thanh của các xã đặt tại các thôn phải dành một thời gian đáng kể để phát chơng trình pháp

luật nh: giới thiệu nội dung cơ bản của các văn bản pháp luật mới, câu chuyện pháp luật, phổ biến các cuộc thi tìm hiểu pháp luật... phục vụ nhu cầu nâng cao kiến thức pháp luật của nhân dân địa phơng. Sở T pháp nên lựa chọn có tính định hớng những nội dung pháp luật tuyên truyền trên mạng lới truyền thanh từ tỉnh đến cơ sở phù hợp với tình hình địa bàn và đặc thù đối tợng ngời nghe nhằm thu hút đông đảo nhân dân quan tâm theo dõi chơng trình. Ch- ơng trình phát thanh về pháp luật nên tập trung vào những nội dung chủ yếu:

+ Phổ biến có hệ thống, thờng xuyên những văn bản pháp luật cơ bản, trọng tâm của trung ơng và chính quyền địa phơng các cấp có liên quan trực tiếp đến công tác, cuộc sống hàng ngày của cán bộ, nhân dân, trong đó có các chủ trơng, chính sách liên quan đến ĐBDTTS.

+ Giải đáp pháp luật, kiến nghị của nhân dân địa phơng liên quan đến những qui định pháp luật, tình hình thực thi và chấp hành pháp luật ở cơ sở.

+ Thơng tin phản ánh tình hình pháp luật ở địa ph- ơng, giới thiệu gơng ngời tốt, việc tốt trong việc chấp hành pháp luật, các hoạt động t pháp ở địa phơng, công tác hộ tịch, trợ giúp pháp lý, xây dựng qui ớc khu dân c, hòa giải ở cơ sở...

+ Tiểu phẩm, câu chuyện truyền thanh có nội dung tuyên truyền pháp luật.

Việc giáo dục pháp luật qua hệ thống loa truyền thanh muốn đạt hiệu quả nh mong muốn cần phải xác định thời l- ợng, bố trí thời gian phát thanh cho phù hợp với tập quán sinh hoạt của ngời dân địa phơng để thu hút đông đảo ngời nghe, phát huy cao nhất hiệu quả của chơng trình. Thơng thờng, bà con đồng bào đi làm cả ngày. Do đó, hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở phải tranh thủ phát thanh vào sáng sớm trớc khi bà con đi làm và vào chiều tối khi bà con đã đi làm về. Đặc biệt, vào thời điểm mùa vụ, bà con thờng ở lại trên rẫy nên GDPL qua hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở sẽ không hiệu quả mà phải tiến hành GDPL qua sóng Radio. Bà con mang theo đài lên rẫy, có thể vừa làm vừa nghe hoặc đợi đến xong mùa vụ, bà con đồng bào trở về nhà. Lúc này, chính quyền địa phơng tiến hành họp dân và có lồng ghép nội dung GDPL với các nội dung khác. Tuy nhiên, để hình thức GDPL qua hệ thống phát thanh, truyền hình có hiệu quả hơn cần chú ý đến việc đào tạo, bồi dỡng nghiệp vụ cũng nh kiến thức về pháp luật cho đội ngũ phát thanh viên để khả năng chuyển tải nội dung pháp luật đến với nhân dân nói chung và đến đợc với ĐBDTTS nói riêng đợc tốt hơn.

- Giáo dục pháp luật thông qua cơng tác hịa giải ở cơ sở: Hòa giải ở cơ sở là việc hớng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp đạt đợc thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố phát huy những tình cảm

và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân c, phòng ngừa hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự trong cộng đồng dân c. Khi nhân dân sống tập trung thành từng cụm dân c thì hình thành những tình cảm xóm, làng, thơn, bn… tối lửa, tắt đèn có nhau, nhng đồng thời cũng bắt đầu nảy sinh những mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong cuộc sống đời thờng nh đờng ranh, lối ngõ, ruộng vờn, nhà cửa... Vì vậy, hoạt động hịa giải ở cơ sở vừa giữ gìn đợc sự đoàn kết giữa các bên, bảo vệ đợc tình làng nghĩa xóm và thuần phong mỹ tục, tránh đợc kiện tụng kéo dài tốn kém.

Công tác hịa giải và cơng tác phổ biến giáo dục pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Có thể nói cơng tác hịa giải là một hình thức phổ biến giáo dục pháp luật thiết thực và có hiệu quả, bởi vì hịa giải khơng chỉ dựa vào đạo đức xã hội, tình làng nghĩa xóm mà cịn phải dựa vào pháp luật và qua hòa giải sẽ thực hiện đợc công tác GDPL cho các đơng sự và nhân dân. Trong quản lý nhà nớc, hình thức GDPL thơng qua cơng tác hịa giải là rất có hiệu quả bởi tính gần gũi với cuộc sống thờng ngày. Từ những mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp nhỏ giữa các thành viên trong gia đình, họ tộc, làng xóm, việc hịa giải đợc thực hiện trực tiếp với ngời thật, việc cụ thể. Cán bộ hòa giải dựa vào pháp luật làm chuẩn mực để giải thích, thuyết phục với lời lẽ giản dị, dễ hiểu, thấu tình đạt lý, rồi lựa cách vận động, khuyên bảo các bên thực hiện đúng pháp luật, nhất là các tranh chấp đất

đai, dân sự, các vi phạm pháp luật nhỏ cha đến mức phải xử lý hành chính hoặc hình sự. Đây là hình thức phổ biến GDPL có vai trị quan trọng và phù hợp với các quan hệ xã hội ở vùng ĐBDTTS nói chung. Bởi lẽ lực lợng làm cơng tác hịa giải - tuyên truyền phổ biến pháp luật không phải ai khác mà chính là ngời dân tộc, là "ngời của làng". Ngoài sự hiểu biết pháp luật, họ còn hiểu biết phong tục tập qn, truyền thống dịng họ, đặc điểm tâm lý, tín ngỡng dân tộc, nắm bắt gia cảnh của các đối tợng cần hịa giải và hơn thế nữa họ là những ngời có uy tín và đợc kính nể trong cộng đồng nh tr- ởng thơn, già làng, trởng các dịng họ. Với hình thức này, chỉ thơng qua một vụ việc cụ thể cần hịa giải, các hịa giải viên có thể tiến hành cùng lúc lồng ghép việc GDPL cho nhiều đối tợng trong gia đình, dịng họ, làng, xóm, thơn, bn để giáo dục ý thức tơn trọng pháp luật, kêu gọi tình làng nghĩa xóm và tình cảm gia đình, dịng họ... để tránh “cái sảy nảy cái ung", giữ gìn sự bình yên trong mỗi gia đình, thơn, bn, làng, xã.

Tuy nhiên, để hình thức giáo dục pháp luật thông qua cơng tác hịa giải đạt hiệu quả thì việc bầu ban hịa giải phải bảo đảm dân chủ, cơng khai, lựa chọn những ngời có uy tín cao trong cộng đồng, hiểu biết phong tục tập quán của dân tộc. Các thành viên tham gia tổ hòa giải phải đợc trang bị kiến thức về pháp luật nói chung, kiến thức về hoạt động hịa giải ở cơ sở nói riêng cũng nh kỹ năng hòa giải, tạo điều kiện cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Một phần của tài liệu Ths luat học giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh lâm đồng (Trang 111 - 118)