Về nội dung quyền và nghĩa vụ của các bên trong GDBĐ, xem thêm phụ lụ c

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 76 - 79)

Là trụ cột của học thuyết kinh tế tự do, tự do hợp đồng đã trở thành một học thuyết trung tâm của luật hợp đồng cổ điển trong các hệ thống PL và trở thành một nguyên tắc căn bản của PL hợp đồng hiện đại Tự do hợp đồng được thể hiện ở tự do giao kết hợp đồng, tự do không giao kết hợp đồng và tự do nội dung của hợp đồng Nguyên tắc tự do thỏa thuận của PL hợp đồng, về căn bản, tôn trọng và công nhận hiệu lực pháp lý của các nội dung thỏa thuận bởi hai bên chủ thể hợp đồng

của NHTM, gây mất ổn định đến hệ thống NH và nền tài chính tiền tệ quốc gia Bảo vệ sự an tồn, hạn chế rủi ro tín dụng NH khơng ảnh hưởng hoặc xâm phạm đến nguyên tắc công bằng PL mà ngược lại- tạo lập công bằng NHTM là một định chế tài chính, huy động vốn của người gửi tiền và thực hiện chức năng là trung gian tín dụng của nền kinh tế Bảo vệ sự an toàn trong hoạt động cho vay của NHTM, thực chất là một cơ chế giản tiếp bảo vệ quyền lợi của số đông người gửi tiền và bản chất cố hữu của ngành NH

2 4 2 2 Ngun tắc dung hịa lợi ích giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm Bên nhận BĐ và bên BĐ bị chi phối bởi các động cơ và mục đích khác nhau trong GDBĐ Các rủi ro có thể phát sinh với bên nhận BĐ là: (i) bên BĐ bán ĐS khi GDBĐ vẫn còn hiệu lực; (ii) ĐS bị giảm giá trong thời gian của GDBĐ; (iii) ĐS đã được BĐ cho các chủ nợ trước đó nhưng bên nhận BĐ khơng biết; (iv) bên nhận BĐ không thể giám sát ĐS; (v) xử lý ĐS với thời gian dài và chi phí cao, (vi) việc xử lý ĐS vẫn không đủ để thanh tốn số nợ cịn thiếu, buộc bên nhận BĐ phải tiếp tục thực hiện các thủ tục đòi nợ với BĐ Những rủi ro này đặt ra yêu cầu của bên nhận BĐ về giá trị của ĐS phải tương ứng với giá trị của khoản vay, có tính thanh khoản cao cũng như các yêu cầu về phạm vi ràng buộc nghĩa vụ BĐ trong các thỏa thuận BĐ

Ngược lại, bên BĐ có những rủi ro: (i) không thể khai thác được tối ưu giá trị kinh tế của ĐS (bên BĐ không thể sử dụng ĐS để BĐ cho các nghĩa vụ sau trong khi giá trị của ĐS còn lớn hơn so với số tiền nợ NH); (ii) khó khai thác giá trị sử dụng của ĐS ; (iii) NH xử lý ĐS với giá bán thấp so với giá đáng lẽ có thể đạt được; (iv) bị hạn chế quyền định đoạt đối với ĐS Khác biệt này xuất phát ở chỗ: mặc dù đều tồn tại vật quyền khi xét đến quan hệ giữa bên BĐ và bên nhận BĐ với ĐS, nhưng mức độ của các vật quyền này khác nhau Thật vậy, bên BĐ là chủ sở hữu của ĐS trong khi bên nhận BĐ xác lập vật quyền phụ thuộc lên ĐS Mức độ bảo vệ các vật quyền này khơng hồn tồn được vận dụng thống nhất226 Điều 256 BLDS 2015 quy định: “chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản khơng có căn cứ PL đối với tài sản thuộc sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình trả lại tài sản đó” Quy định cho phép chủ sở hữu hoặc bên chiếm hữu hợp pháp 227 được thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền của mình Ngay cả trong trường hợp xuất hiện vi

226Theo Nguyễn Ngọc Điện: thế chấp, cầm cố là quan hệ (có nguồn gốc từ hợp đồng) giữa hai con người, chứ không phải làquan hệ giữa một người và một tài sản và do vậy, dù có đối tượng là tài sản, thì bảo đảm nghĩa vụ trong luật VN là những quan hệ giữa một người và một tài sản và do vậy, dù có đối tượng là tài sản, thì bảo đảm nghĩa vụ trong luật VN là những quan hệ mang dáng dấp của quyền đối nhân, tức là quyền thực hiện chống lại một người, chứ không phải là quyền thực hiện trực tiếp lên một vật có giá trị tiền tệ Xem thêm Nguyễn Ngọc Điện (2011), “Lợi ích của việc xây dựng chế định vật quyền đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật tài sản”, tại http://www nclp org vn/ban_ve_du_an_luat/kinh-te-dan-su/loi-ich- cua-viec-xay-dung-che-111inh-vat-quyen-111oi-voi-viec-hoan-thien-he-thong-phap-luat-tai-san Xem thêm Nguyễn Ngọc Điện (2014), “Sự cần thiết của việc vận dụng lý thuyết vật quyền bảo đảm vào q trình sửa đổi Bộ luật Dân sự” Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 2+3 (258+259) tháng 2/2014

Ngược lại, theo quan điểm của Đỗ Văn Đại, quyền truy địi và quyền ưu tiên, có tồn tại trong các chế định của PL VN Xem thêm, Đỗ Văn Đại (2015, “Vật quyền bảo đảm: Kinh nghiệm của nước ngồi cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý 01(86) 2015

Các khác biệt về quan điểm khoa học này, xuất phát từ thực tiễn vận dụng các mức độ vật quyền khác nhau trong các vụ tranh chấp về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

227

bên nhận cầm cố động sản vì trong phương thức cầm cố, tài sản được chuyển giao cho bên nhận cầm cố Như vậy bên nhận cầm cố được coi là “người chiếm hữu hợp pháp tài sản” trong nội dung của điều 256

phạm nghĩa vụ trả nợ, thì bên nhận BĐ khơng thể tự thu giữ và xử lý ĐS đó mà khơng có sự đồng ý của bên BĐ hoặc khơng thơng qua một quy trình, thủ tục luật định

Ở mỗi quốc gia, mức độ công nhận vật quyền trong quan hệ BĐ là khác nhau Trong khi PL thuộc hệ thống Civil law công nhận vật quyền trong quan hệ BĐ là vật

quyền phụ thuộc thì ở góc độ của Common law, khi bên BĐ trao cho bên nhận BĐ một lợi ích BĐ lên tài sản thì từ thời điểm đó, bên nhận BĐ được xác định là chủ thể có quyền lên tài sản BĐ Điều này có nghĩa là, khi lợi ích BĐ xuất hiện thì ít nhất có hai chủ thể có quyền đối với ĐSBĐ228 và trong trường hợp xuất hiện vi phạm, bên nhận BĐ được quyền thu giữ và xử lý ĐS, miễn là khơng phá vỡ sự bình n (without breach of peace) 229 Các mức độ công nhận này được biểu hiện rõ nhất trong các cấp độ cơng nhận GDBĐ có chuyển giao quyền sở hữu ĐS trong quy định PL của một số quốc gia Ví dụ, pháp luật Anh thừa nhận cả biện pháp BĐ có hoặc khơng chuyển dịch quyền sở hữu; Luật GDBĐ Nhật Bản230, cũng công nhận biện pháp chuyển dịch quyền sở hữu tạm thời là một biện pháp BĐ thực hiện nghĩa vụ Từ những tiếp cận khác nhau này nên trong quy định về quy trình, thủ tục, điều kiện xử lý ĐSBĐ của PL các quốc gia là khác nhau

Mặc dù vậy, hồn tồn có thể xây dựng các khuôn khổ pháp lý về GDBĐ để dung hịa được lợi ích và đáp ứng được mục đích khác nhau của các chủ thể trong GD đó Sự thể hiện của nguyên tắc này được biểu thị trong rất nhiều nội dung của PL về GDBĐ bằng ĐS như phạm vi BĐ, tính chất tương lai của nghĩa vụ được BĐ, mối liên hệ về hiệu lực của GDBĐ và hợp đồng tín dụng

2 4 2 3 Nguyên tắc bảo đảm quyền lợi của các bên thứ ba đối với động sản bảo đảm

ĐS là khơng chỉ là đối tượng của GDBĐ mà cịn của nhiều GD khác Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu khai thác giá trị kinh tế, một ĐS có thể được BĐ cho nhiều nghĩa vụ Do vậy, GDBĐ bằng ĐS khơng chỉ có ảnh hưởng đến quyền lợi của hai bên chủ thể mà còn đến lợi ích của các chủ thể khác Yêu cầu dung hòa quyền lợi của bên nhận BĐ với các bên khác (được gọi là bên thứ ba) được đặt ra đối với PL về GDBĐ bằng ĐS Dưới góc độ liên ngành kinh tế-luật, cần thiết có cơ chế pháp lý phù hợp để các bên trong GD- với xuất phát từ lợi ích và động cơ của chính họ- có thể thực hiện những phương thức để đạt được mục đích của mình trong khi vẫn bảo vệ quyền lợi cho các bên thứ ba Cơ chế “thưởng” đã được các nhà làm luật tạo ra từ các lý thuyết về tài sản Theo đó, những yêu cầu của nguyên tắc này được chuyển tải thông qua hai nội dung cơ bản của PL là:

(i) (ii)

Khuyến khích bên BĐ cơng bố thơng tin về GDBĐ

Quy định rõ ràng hệ thống thứ tự ưu tiên để các bên đều có thể biết được vị trí ưu tiên của mình trong trường hợp phải xử lý ĐSBĐ

228

49

229

Linda J Rusch & Stephen L Sepinuck ( 2006), Problems and materials on secured transactions, Thomson/ West, trang Chế định self help trong PL Hoa Kỳ cho pháp ngân hàng được chủ động thực hiện các biện pháp thu giữ động sản và xử lý để thu hồi nợ

230

đảm và khuyến nghị dành cho Việt Nam, Tọa đàm “Hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm”, Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) và JICA Việt Nam

Việc đảm bảo nguyên tắc này có ý nghĩa trong việc tạo lập sự ổn định của hệ thống các GD có liên quan đến ĐS, hạn chế tranh chấp phát sinh và cân bằng được quyền lợi của tất cả các chủ thể trong các GD dân sự Khi tính “có thể dự báo được” của quy định PL được đảm bảo thì mức độ chắn chắn của hoàn trả khoản vay tăng, thúc đẩy sự sẵn sàng của tín dụng NH đối với nhu cầu thị trường

2 4 3 Mối quan hệ về hiệu lực giữa hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm bằng động sản

Khoa học pháp lý, từ lâu, đã có những quan điểm trái chiều về mối quan hệ của hợp đồng chính và hợp đồng phụ khi xét đến mối quan hệ giữa hợp đồng tín dụng và hợp đồng BĐ231 BLDS 1995 khơng có quy định cụ thể về nội dung này232 Tuy nhiên, quy định tại Điều 410 BLDS 2005, Điều 407 khoản 2 BLDS 2015 và đặc biệt là Điều 29233

của Nghị định 21/2021/ NĐ- CP về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, đã thể hiện rõ quan điểm của nhà làm luật về vấn đề này234 BLDS 2015 cũng không coi đây là một trường hợp của quan hệ hợp đồng chính- phụ và dẫn chiếu sự điều chỉnh của PL chuyên ngành235 Các quy định đều cho thấy mối quan hệ chặt chẽ nhưng có tính độc lập tương đối giữa hiệu lực của hợp đồng tín dụng và hợp đồng BĐ Thực tiễn của hoạt động NH, cho thấy mối liên kết chặt chẽ, dẫn chiếu giữa nội dung của hợp đồng tín dụng và hợp đồng BĐ Cụ thể:

(i) Hiệu lực của hợp đồng tín dụng phát sinh kể từ thời điểm ký kết và không phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng BĐ Tuy nhiên, các thỏa thuận về BĐ khoản vay thường là điều kiện giải ngân của NH theo chính sách của NH236 Trong trường hợp bên vay không đáp ứng được các điều kiện này, NH có quyền đình chỉ giải ngân

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(170 trang)
w