- Các hợp đồng tín dụng được ký kết trước, trong và sau ngày ký kết hợp đồng này và các phụ lục, văn bản, thỏa thuận sửa đổi, bổ sung kèm theo”
340 Điều 20 khoả n1 NĐ 163/2006/NĐ-CP
NĐ 163/2006/NĐ- CP có quy định về những trường hợp ngoại lệ nhất định, để bảo vệ quyền lợi của bên mua Cụ thể, bên mua được ưu tiên hơn nếu: (1) giao dịch mua bán diễn ra trước lúc đăng ký biện pháp bảo đảm; (2) bên mua ngay tình (bên mua khơng biết và khơng thể biết về việc tài sản đã được s ử dụng làm tài sản BĐ) Quy định này ngầm khuyến khích NH nên thực hiện việc đăng ký biện pháp BĐ để giành được quyền ưu tiên vì nếu NH khơng thực hiện đăng ký biện pháp BĐ và không chứng minh được bên mua biết và có thể biết về việc ĐS đang được dùng để BĐ, thì bên mua được ưu tiên hơn (bởi bên mua được suy luận là ngay tình và nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên nhận BĐ nếu có phát sinh xung đột lợi ích) Việc chứng minh này trên thực tế là rất khó đối với NH Vậy đăng ký có phải là phương thức duy nhất để bảo vệ quyền ưu tiên của bên nhận bảo đảm trong trường hợp này không? Đăng ký không phải là biện pháp duy nhất trong suy luận logic này bởi lẽ một trong những điều kiện ưu tiên cho bên mua là yếu tố ngay tình của bên mua Điều này có nghĩa là nếu ĐS BĐ được giao cho bên nhận BĐ hoặc được kiểm soát bởi một bên thứ ba, thì yếu tố ngay tình (khơng biết và khơng thể biết) của bên mua là
không được suy luận mặc định và do vậy, cũng có nghĩa là, quyền ưu tiên không dành cho bên mua
Trường hợp hai dành sự ưu tiên cho bên mua nếu: (1) tài sản là phương tiện giao thơng cơ giới; (2) đã có đăng ký thế chấp nhưng nội dung đăng ký khơng có số khung của phương tiện giao thông cơ giới; (3) bên mua ngay tình Đây là trường hợp đặc biệt chỉ áp dụng với một loại ĐS cụ thể Việc không mô tả số khung trong đăng ký thế chấp làm cho tài sản bảo đảm không thể được xác định và người mua không thể nhận biết được động sản này đang được thế chấp Nói cách khác, việc mô tả tài sản trong nội dung đăng ký đã làm cho việc đăng ký không phát sinh hiệu lực đối kháng và do vậy, người mua được ưu tiên trong đối với động sản này khi có xung đột với ngân hàng nhận bảo đảm
Đồng thời, yếu tố ngay tình của bên mua mặc dù khơng được nhắc đến trực tiếp trong NĐ 21/2021/NĐ-CP, nhưng vẫn là yếu tố để xác định tính hợp pháp của GD bán ĐSBĐ trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng BĐ341 Bằng việc mở rộng nội hàm của khái niệm hàng hóa luân chuyển trong kinh doanh, phạm vi của người mua ngay tình cũng được mở rộng tương ứng Điều này gián tiếp khuyến khích NH thực hiện các phương thức để xác lập hiệu lực đối kháng để tăng các mức độ bảo vệ quyền lợi của mình
Khái niệm người thứ ba ngay tình trong PL VN có những điểm tương đồng nhất định với khái niệm người mua trong GD thông thường của UCC (Buyer in ordinary course of business- BIOC) Theo đó, người mua được gọi là người mua trong GD thông thường nếu người này đã thực hiện việc mua một cách thiện chí, và khơng biết rằng GD đó gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người khác GD được coi là GD thông thường nếu được thực hiện bởi một chủ thể có chức năng kinh doanh hàng hóa đó và GD diễn ra phù hợp với các thông lệ và điều kiện thương mại thông thường
3 3 4 Quyền ưu tiên giữa bên nhận bảo đảm bằng động sản và chủ nợ khơng có bảo đảm trong luật phá sản
Luật phá sản khơng có quy định thống nhất trong việc khẳng định quyền ưu tiên của chủ nợ có BĐ bằng tài sản Mặc dù, Điều 53 khoản 3 quy định: “Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi TAND thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh tốn bằng tài sản bảo đảm đó” Tuy nhiên, quyền ưu tiên chỉ được thực hiện trong trường hợp giá trị tài sản BĐ bị giảm đáng kể hoặc tài sản BĐ có nguy cơ bị phá hủy hoặc tài sản BĐ không cần thiết cho việc phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trong trường hợp còn lại, quyền ưu tiên này có thể bị “đóng băng” thơng qua cơ chế tạm đình chỉ xử lý theo khoản 3 điều 41 Luật Phá sản và việc sử dụng tài sản được đặt dưới nghị quyết của hội nghị chủ nợ
Theo đó, nếu ĐS BĐ được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh thì việc xử lý ĐS được thực hiện theo nghị quyết của hội nghị chủ nợ Cơ chế “đóng băng” việc xử lý ĐSBĐ và cho phép giữ lại ĐS để phục hồi hoạt động kinh doanh, có thể dẫn đến sự giảm sút giá trị của ĐS BĐ Về nội dung này, Luật Phá sản 2014 chỉ đưa ra một giải pháp cho chủ nợ có BĐ là: quyền yêu cầu xử lý ĐS BĐ do có nguy cơ giảm sút giá trị Tuy nhiên, quy định này gián tiếp yêu cầu nghĩa vụ chứng minh của chủ nợ có BĐ (phải chứng minh tài sản BĐ có “nguy cơ giảm sút giá trị”) Nếu chủ nợ có BĐ khơng chứng minh được thì sự “đóng băng” vẫn áp dụng đối với ĐS BĐ trong quá trình tổ chức lại của doanh nghiệp và việc giảm sút giá trị của ĐS, có thể sẽ diễn ra mà khơng có biện pháp can thiệp
Như vậy, mặc dù nguyên tắc chung là ưu tiên xử lý ĐS cho chủ nợ có BĐ bằng ĐS Nhưng quyền ưu tiên lại không được thực hiện trong trường hợp ĐS là cần thiết cho việc phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Luật phá sản cũng không quy định