- Các hợp đồng tín dụng được ký kết trước, trong và sau ngày ký kết hợp đồng này và các phụ lục, văn bản, thỏa thuận sửa đổi, bổ sung kèm theo”
358 Điều 34 Nghị định 21/2021/NĐ-CP về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ quy định: “Việc tài sản thế chấp đang được cho thuê, cho mượn bị xử lý theo trường hợp quy định tại Điều 299 của BLDS không làm chấm dứt hợp đồng thuê, hợp
thuê, cho mượn bị xử lý theo trường hợp quy định tại Điều 299 của BLDS không làm chấm dứt hợp đồng thuê, hợp đồng mượn; bên thuê, bên mượn được tiếp tục thuê, mượn cho đến khi hết thời hạn theo hợp đồng ”Và khoản 3 điều này, quy định: “Trường hợp biện pháp thế chấp đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba mà bên thế chấp dùng tài sản thế chấp để cho thuê, cho mượn nhưng khơng thơng báo cho bên nhận thế chấp biết thì hợp đồng thuê, hợp đồng mượn chấm dứt tại thời điểm xử lý tài sản thế chấp
359
Điều 320 khoản 7 BLDS 2015, quy định bên thế chấp có nghĩa vụ: “Thơng báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có” Điều 34 khoản 1 Nghị định 21 quy định: “Trường hợp tài sản đang cho thuê, cho mượn được dùng để thế chấp thì bên thế chấp phải thơng báo cho bên nhận thế chấp biết”
360
báo cho bên nhận thế chấp về các quyền thứ ba đối với tài sản thế chấp thì “bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp” Tuy nhiên, các từ ngữ trong luật không khẳng định rõ thời điểm bên thế chấp phải thực hiện nghĩa vụ thơng báo và hình thức của thơng báo
3 3 8 Quyền ưu tiên giữa bên nhận bảo đảm với bên được thi hành án và cơ quan thi hành án
Một quan hệ khác cần xác định rõ nguyên tắc ưu tiên là giữa bên nhận BĐ và các chủ thể khác trong quá trình thi hành án (bên được thi hành án) và cơ quan thi hành án đối với bản án có cùng đối tượng là ĐSBĐ Mối quan hệ này xuất phát từ (i) bên BĐ sử dụng ĐS cho nhiều GD với tính chất và mục đích khác nhau và (ii) từ bản chất của việc thi hành án: là việc thực thi nội dung trong bản án có hiệu lực PL để bồi hồn, bù đắp những thiệt hại về vật chất cho bên được thi hành án
Trong thi hành án, khi ĐS là đối tượng của một bản án có hiệu lực, vấn đề quyền ưu tiên phát sinh không chỉ trong (1) mối quan hệ giữa bên nhận BĐ với cơ quan thi hành án, mà còn trong (2) mối quan hệ giữa bên nhận BĐ với các bên được thi hành án vì những chủ thể này cũng nhận được lợi ích từ ĐS trong giai đoạn thi hành án
Với cơ quan thi hành án, Luật thi hành án dân sự 2014361phân biệt hai trường hợp với thứ tự ưu tiên khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện bên nhận BĐ có phải là bên được thi hành án:
(1 1) Trường hợp bên nhận BĐ là bên được thi hành án, cơ quan thi hành án được quyền ưu đối với các chi phí phát sinh trực tiếp liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định (chi phí cưỡng chế việc thi hành) Quy định này hợp lý vì đây đều là các chi phí phát sinh và có liên quan trực tiếp đến q trình thực thi quyền của bên nhận BĐ đối với ĐSBĐ trong thủ tục tố tụng tư pháp
(1 2) Trường hợp bên nhận BĐ khơng phải là bên được thi hành án thì bên nhận BĐ được quyền ưu tiên Điều này thể hiện ở chỗ, số tiền nhận được sau khi xử lý ĐS sẽ được trả cho bên nhận BĐ trước khi trừ các chi phí phát sinh đến q trình thi hành án
Trong quan hệ với các chủ thể được thi hành án khác, bên nhận BĐ được ưu tiên Điều 90 Luật thi hành án dân sự gián tiếp thể hiện nội dung này362 Từ quy định này, có ba hệ quả:
(i)
(ii)
(iii)
Nếu (i 1) bên BĐ là người phải thi hành án, (i 2) còn tài sản đủ để thi hành án, thì ĐSBĐ khơng thể trở thành đối tượng bị kê biên và xử lý mà sẽ tồn tại độc lập trong mối quan hệ với các tài sản khác (trong tổng tài sản) của người này Nếu (ii 1) bên BĐ là người phải thi hành án nhưng (ii 2) khơng có tài sản hoặc
tài sản khơng đủ để thi hành án và (ii 3) giá trị của ĐSBĐ nhỏ hơn nghĩa vụ được BĐ (nghĩa vụ trả nợ) + chi phí cưỡng chế thi hành án, thì ĐS cũng khơng thể trở thành đối tượng bị kê biên và xử lý trong quá trình thi hành án
Nếu (iii 1) bên BĐ là người phải thi hành án, (iii 2) khơng có tài sản đủ để thi hành án và (iii 3) giá trị của ĐSBĐ lớn hơn nghĩa vụ trả nợ + chi phí cưỡng chế
361
362Luật thi hành án dân sự 2014 và Luật số 64/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự “Trường hợp người phải thi hành án khơng cịn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng khơng đủ để thi hành án, Chấp “Trường hợp người phải thi hành án khơng cịn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng khơng đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án”
thi hành án, thì ĐS có thể bị kê biên nhưng chỉ được xử lý với nguyên tắc ưu tiên cho bên nhận BĐ được thanh toán trước
3 3 9 Quyền ưu tiên trong một số trường hợp đặc biệt
Bên cạnh nguyên tắc chung, còn xuất hiện những quy định về quyền ưu tiên trong quy định của PL chuyên ngành Điều 40 Bộ Luật Hàng hải Việt Nam 2015 (BLHH VN 2015) quy định: quyền cầm giữ hàng hải được ưu tiên trong việc đòi bồi thường đối với chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu Trong đó, quyền cầm giữ hàng hải là quyền của người có khiếu nại hàng hải Và khiếu nại hàng hải có thứ tự ưu tiên hơn so với các khiếu nại hàng hải được BĐ bằng thế chấp tàu biển và các GDBĐ khác
Đồng thời, luật này cũng xác định rõ thứ tự ưu tiên của quyền cầm giữ hàng hải (1) khiếu nại hàng hải về tiền công cứu hộ tàu biển; (2) khiếu nại hàng hải về tiền lương, chi phí hồi hương, chi phí đóng góp bảo hiểm xã hội và các khoản tiền khác phải trả cho thuyền trưởng, sĩ quan và các thuyền viên khác trong thuyền bộ của tàu biển ; (3) khiếu nại hàng hải về tiền bồi thường tính mạng, thương tích và tổn hại khác về sức khỏe con người liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển, (4) khiếu nại hàng hải về phí trọng tải, phí bảo đảm hàng hải và về phí, lệ phí cảng biển khác; (5) khiếu nại hàng hải về tổn thất và thiệt hại tài sản ngoài hợp đồng liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển
Nhìn chung, các quyền khiếu nại hàng hải được ưu tiên dựa trên yếu tố về: (i)
người lao động, (ii) bên thứ ba bị gây thiệt hại trực tiếp từ hoạt động của tàu biển; (iii) các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ các hợp đồng có liên quan đến tàu biển Có thể thấy, nội dung của quyền ưu tiên trong BLHH rộng hơn so với nội dung này trong BLDS Đồng thời, trật tự ưu tiên cũng được BLHH xác định cụ thể, rõ ràng, có tính bao trùm và liên quan đến từng lĩnh vực phát sinh trong ngành hàng hải Tất nhiên, điều này xuất phát từ những đặc trưng trong lĩnh vực hàng hải, tuy nhiên, đây cũng là một gợi mở cho việc xây dựng quy tắc chung trong việc xác định quyền ưu tiên của ĐS BĐ trong mối quan hệ với người lao động và các chủ thể thứ ba cần được PL bảo vệ
Tóm lại, một trật tự quyền ưu tiên đã được xác định và chuyển hóa từ nguyên tắc chung đến các quy định cụ thể trong hệ thống PL VN Theo đó: quyền ưu tiên:
i) Dựa trên thứ tự đăng ký đối với bên bán hàng chậm trả tài sản trong mối quan hệ với bên nhận thế chấp;
(ii) Bên cầm giữ được ưu tiên hơn so với bên nhận thế chấp;
(iii) Bên nhận chuyển nhượng hàng hoá luân chuyển trong kinh doanh được ưu tiên hơn bên nhận thế chấp;
(iv) Bên đầu tư làm tăng thêm giá trị tài sản thế chấp được ưu tiên hơn bên nhận thế chấp với điều kiện (iv 1) phần tăng thêm này không được dùng để đảm bảo nghĩa vụ và (iv 2) phần tăng thêm không thể tách khỏi tài sản thế chấp;
(v) Dựa trên thứ tự đăng ký hoặc thứ tự thời gian nếu (v 1) phần tăng thêm này được dùng để BĐ thực hiện nghĩa vụ dân sự và (v 2) phần tăng thêm không thể tách khỏi tài sản thế chấp
Nhìn chung, các quy định dù tương đối đầy đủ về nội dung nhưng một số trường hợp còn ở phạm vi hẹp Ở một số nội dung khác, phạm vi vấn đề lại quá rộng Ví dụ quy định bảo vệ cho người mua ngay tình đối với ĐS BĐ nói chung mà khơng có giới hạn về dạng ĐS và yếu tố ngay tình khơng được giải thích rõ trong điều kiện hệ thống án lệ chưa đầy đủ Một số nội dung vẫn chưa được điều chỉnh bởi luật như quyền ưu tiên của các chủ nợ (chủ nợ của bên bán hàng trả chậm và chủ nợ của bên mua hàng trả chậm, chủ nợ cấp tín dụng cho bên bán hàng và chủ nợ của người mua tài sản ngay tình) Bên cạnh đó, việc coi đăng ký gần như là phương thức duy nhất làm phát sinh quyền ưu tiên làm tăng chi phí GD, chưa phù hợp với đặc điểm của một số ĐS nhất định Điều này có thể được giải quyết nếu luật thừa nhận quyền ưu tiên trong trường hợp các chủ thể của GD sử dụng các phương thức khác xuất phát từ đặc điểm, tính chất của GD và loại ĐS
3 4 Về xử lý động sản bảo đảm
Là khâu cuối cùng, đóng lại quan hệ PL GDBĐ, xử lý ĐS BĐ có ý nghĩa quan
trọng với bên nhận BĐ trong việc hiện thực hóa lợi ích kinh tế từ ĐS BĐ đối với khoản nợ đã bị vi phạm Đối với NH, xử lý ĐS BĐ cịn là một biện pháp góp phần giảm nợ xấu, đảm bảo sự ổn định của hệ thống các TCTD
Mặc dù vậy, xử lý ĐS ln là một bài tốn khó đối với nhà làm luật và các cơ quan thực thi PL Bởi lẽ, bản chất của việc quy định và thực thi quy trình xử lý ĐSBĐ là dung hịa lợi ích giữa bên BĐ và bên nhận BĐ Về nguyên tắc, khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ, bên nhận BĐ được quyền xử lý ĐS BĐ Tuy nhiên, về yêu cầu, việc xử lý phải được thực hiện theo những quy trình, thủ tục đảm bảo các nguyên tắc của PL để tránh sự tùy tiện của bên nhận BĐ Một quy trình và thủ tục khơng hợp lý có thể làm tăng thời gian và chi phí của bên nhận BĐ, đặc biệt khi bên BĐ không hợp tác hoặc phản kháng
3 4 1 Căn cứ xử lý động sản bảo đảm
Căn cứ xử lý ĐS BĐ được quy định trong Điều 299 BLDS 2015 với 03 ba trường hợp 363 và không được quy định cụ thể trong Nghị định 21/2021/NĐ- CP364 Mặc dù không ấn định trực tiếp các trường hợp xử lý ĐS BĐ, nhưng có thể thấy, tinh thần của luật là để các bên tự thỏa thuận các trường hợp cụ thể về xử lý ĐS