Điều 51 khoả n4 NĐ 21/2021/NĐ-CP về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 132 - 133)

- Các hợp đồng tín dụng được ký kết trước, trong và sau ngày ký kết hợp đồng này và các phụ lục, văn bản, thỏa thuận sửa đổi, bổ sung kèm theo”

387 Điều 51 khoả n4 NĐ 21/2021/NĐ-CP về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Thời gian hợp lý được định nghĩa là: là khoảng thời gian được hình thành theo thói quen đã được xác lập giữa các bên hoặc là khoảng thời gian mà trong điều kiện bình thường, các bên trong hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm hoặc chủ thể khác có quyền, lợi ích liên quan có thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ của mình Định nghĩa này, một mặt nào đó, có thể tăng tính chủ động của bên nhận BĐ khi thực hiện xử lý ĐS BĐ

Trong bản án của TAND tỉnh Phú Yên giữa NHTM CP S và công ty CP T năm

388

Về bản chất, tại thời điểm đó, theo Điều 61 NĐ số 163/2006/NĐ-CP về GDBĐ, nghĩa vụ thông báo về xử lý tài sản chỉ thực hiện đối với các bên cùng nhận BĐ, mà không phải là với bên cùng BĐ Công ty B trong vụ việc này là bên BĐ và không thuộc phạm vi được thông báo của điều 61 Do vậy, việc xử lý ĐSBĐ của NH là hợp pháp và được công nhận

Nghị định số 21/2021/ NĐ- CP đã tăng tính chủ động cho NH trong việc xử lý ĐS so với các quy định trong NĐ số 163/2006/NĐ-CP389 khi cho phép các bên tự thỏa thuận về thời hạn thông báo cùng với quy định yêu cầu về nội dung thông báo Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số vướng mắc trong quá trình áp dụng

Thứ nhất, thời hạn thông báo quy định tại BLDS 2015 yêu cầu phải thực hiện trong thời gian hợp lý, trong khi Nghị định số 21/2021/NĐ-CP, yếu tố “thời gian hợp lý” chỉ được xếp ở cấp độ số 2 (xếp sau trường hợp tự thỏa thuận) Giả sử các bên thỏa thuận: “NH sẽ thu giữ ĐS BĐ vào bất kỳ thời điểm nào nếu xuất hiện sự kiện vi phạm được quy định trong hợp đồng tín dụng” và NH chỉ thực hiện thơng báo trước 1 ngày trước khi thu giữ ĐS, thì hành vi này có bị coi là khơng hợp pháp khơng? Nếu căn cứ quy định tại Điều 300 BLDS 2015, trường hợp này không được xem là thời gian thông báo hợp lý, nhưng là hợp lý nếu căn cứ vào Nghị định số 21/2021/NĐ- CP (điều 51 khoản 4)

Thứ hai, quy định thời hạn thông báo (10 ngày) cùng yêu cầu chi tiết đối với nội dung thông báo (địa điểm, thời gian xử lý ĐS BĐ) có thể được bên BĐ sử dụng như một “công cụ” cung cấp thông tin để tẩu tán ĐS BĐ Đây là “hiệu ứng ngược”, đi ngược lại ý định ban đầu của nhà làm luật về sự công khai, minh bạch của xử lý ĐS BĐ Đồng thời, bên BĐ có thể sử dụng các thơng tin trong nội dung của thông báo như một “biện pháp phịng vệ từ xa” nhằm vơ hiệu hóa quyền được trợ giúp của bên nhận BĐ, trong khi quy định hiện hành không nêu rõ về quyền thu giữ ĐS BĐ 390

Về nội dung này, giải pháp chung của một số quốc gia là quy định thông báo (i) vào thời điểm trước khi NH thực hiện các phương thức giải phóng giá trị kinh tế của ĐS BĐ (ii) với tính chất là một thủ tục bắt buộc391 với lập luận: (1) bên BĐ ở vị thế khó thỏa

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 132 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(170 trang)
w