Chấp nhận rằng sự thay đổi chỉ là một ngã rẽ

Một phần của tài liệu Ebook Thông minh cảm xúc 2.0 - Nâng cao EQ để hạnh phúc & thành công: Phần 2 (Trang 27 - 29)

Khi sinh ra chúng ta không ai sở hữu một quả cầu pha lê tiên đoán trước tương lai của mình. Bởi bạn không thể biết trước mọi thay đổi và trở ngại trên đường đời, nên điều mấu chốt để đối phó với thay đổi một cách thành công chính là quan niệm của bạn trước khi những thay đổi diễn ra.

Bạn phải thừa nhận rằng, ngay cả những phương diện ổn định nhất, đáng tin tưởng nhất trong cuộc đời không phải lúc nào cũng trong tầm kiểm soát của bạn.

Cái chính là bạn sẵn sàng cho sự thay đổi. Đây không phải là chuyện đoán mò, hay kiểm tra khả năng dự báo chính xác những gì xảy ra tiếp theo, mà đúng hơn đó là việc suy nghĩ thấu đáo về những hậu quả do sự thay đổi mang lại, như vậy bạn sẽ không mất cảnh giác khi chúng xảy ra. Đầu tiên bạn phải thừa nhận rằng, ngay cả những phương diện ổn định nhất, đáng tin tưởng nhất trong cuộc đời không phải lúc nào cũng trong tầm kiểm soát của bạn. Con người thay đổi, công việc kinh doanh lúc lên lúc xuống, và mọi thứ không thể giậm chân tại chỗ suốt thời gian dài. Khi bạn cho phép mình lường trước về sự thay đổi – và biết mình có những lựa chọn nào khi thay đổi diễn ra – bạn sẽ tránh không bị lún sâu vào những cảm xúc mạnh như sửng sốt, bất ngờ, sợ hãi và thất vọng khi thay đổi thật sự xảy ra. Bởi gần như bạn đã từng nếm trải những cảm xúc tiêu cực này, nên việc chấp nhận thay đổi là một phần không tránh khỏi trong cuộc sống sẽ cho phép bạn tập trung hơn và suy nghĩ chín chắn, yếu tố hết sức quan

trọng để bạn tìm ra giải pháp tốt nhất trong những tình huống bấp bênh, không ai muốn hoặc không thể đoán trước được.

Cách tốt nhất để áp dụng phương pháp này một cách trọn vẹn là dành ra một chút thời gian mỗi tuần hoặc hai tuần một lần để lập danh sách những thay đổi quan trọng mà bạn đoán có khả năng xảy ra. Đó là những thay đổi mà bạn muốn mình sẵn sàng đón nhận. Hãy chừa chỗ bên dưới mỗi thay đổi bạn liệt kê để ghi vào đó tất cả những việc bạn sẽ thực hiện nếu thay đổi xảy ra. Và phía dưới nội dung này, hãy ghi ra một vài ý tưởng bạn có thể làm ngay để chuẩn bị cho thay đổi đó. Những dấu hiệu nào báo hiệu thay đổi sắp diễn ra mà bạn nên để mắt tới? Nếu thấy trước những dấu hiệu này thì bạn có thể làm gì để chuẩn bị và giảm bớt sóng gió? Ngay cả khi những thay đổi trong danh sách của bạn không bao giờ xảy ra thì việc dự báo các thay đổi và biết rõ mình phải làm gì để đối phó với chúng vẫn giúp bạn trở thành một người linh hoạt và dễ thích ứng hơn.

Chương 6.

Một phần của tài liệu Ebook Thông minh cảm xúc 2.0 - Nâng cao EQ để hạnh phúc & thành công: Phần 2 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)