Đừng ghi chép gì khi hội họp

Một phần của tài liệu Ebook Thông minh cảm xúc 2.0 - Nâng cao EQ để hạnh phúc & thành công: Phần 2 (Trang 39 - 41)

Chúng ta thường bị nhồi sọ rằng nếu muốn thành công, ta cần học cách xoay sở với một khối lượng công việc khổng lồ và càng ngày càng làm thêm nhiều việc. Với nhiều công việc cùng lúc, bạn càng tung hứng được nhiều thì bạn càng thành công, đúng không? Sai rồi. Làm nhiều việc một lúc tức là bạn đã hy sinh chất lượng công việc, bởi đơn giản là não chúng ta không có khả năng thực hiện nhiều hoạt động cường độ cao cùng một lúc.

Vì bạn hoàn toàn chú tâm vào xấp giấy tờ sổ sách của mình, tay liến thoắng ghi chép nên bạn đã bỏ qua những dấu hiệu quan trọng mở ra cho bạn biết người khác đang cảm thấy thế nào hoặc nghĩ gì.

Giả sử bạn tham dự một cuộc họp nơi mọi người đang chia sẻ các ý tưởng. Ưu khuyết điểm của từng ý tưởng được bàn bạc sôi nổi. Mặc dù những điểm chính đã được ghi lại trên bảng giấy, nhưng bạn thích tự mình ghi chép hơn vì bạn không muốn bỏ sót bất cứ chi tiết nào. Khi bạn vừa ghi xong ý cuối cùng, bạn nghe Oscar đột nhiên lên giọng khiến ai nấy đều khó chịu. Một cuộc đối đáp cộc lốc giữa Oscar và Melinda diễn ra ngay sau đó. Bạn xem lại những ghi chép của mình và không thể tìm ra nguyên nhân sự việc. Chuyện gì đã xảy ra? Bạn đã bỏ lỡ những chi tiết quan trọng.

Vì bạn hoàn toàn chú tâm vào xấp giấy tờ sổ sách của mình, tay liến thoắng ghi chép nên bạn đã bỏ qua những dấu hiệu quan trọng mở ra cho bạn biết người khác đang cảm thấy thế nào hoặc đang nghĩ gì. Những ai muốn nắm được toàn bộ câu chuyện và nhìn thấy bức tranh hoàn chỉnh

thường chú tâm quan sát người khác mà không để điện thoại, việc gõ máy tính hoặc ghi chép làm xao lãng. Thay vào đó, họ chỉ đơn giản ngồi quan sát những gì diễn ra chung quanh. Nên nhớ, mục tiêu chính của nhận thức xã hội là nhận diện và hiểu những gì người khác suy nghĩ và cảm nhận. Để làm được điều này, bạn cần tập trung vào người khác.

Nơi tốt nhất để quan sát người khác chính là các buổi họp. Ở đó có những khán thính giả bất đắc dĩ và thường rất ít yếu tố gây xao lãng như email và điện thoại – nhưng vẫn còn cây bút đáng gờm. Trong buổi họp tiếp theo, đừng ghi chép gì cả. Thay vào đó, hãy chăm chú quan sát khuôn mặt của từng người và ghi nhận từng biểu hiện trên nét mặt họ. Hãy giao tiếp bằng mắt với những người đang nói. Bạn sẽ thấy mình tham gia và tập trung đến người khác hơn, và hãy góp nhặt những điều giấy bút chắc chắn sẽ bỏ qua.

Việc ghi chép rõ ràng có giá trị riêng của nó. Nhưng nó không nhất thiết trở thành phương cách làm việc của bạn. Nếu bạn cần ghi chép vì đó là nhiệm vụ của bạn, hãy tạm ngưng ở những khoảng nghỉ để thực hành việc quan sát.

Một phần của tài liệu Ebook Thông minh cảm xúc 2.0 - Nâng cao EQ để hạnh phúc & thành công: Phần 2 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)