Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác

Một phần của tài liệu Ebook Thông minh cảm xúc 2.0 - Nâng cao EQ để hạnh phúc & thành công: Phần 2 (Trang 53 - 55)

Đây là nghề của các diễn viên – họ đặt mình vào hoàn cảnh nhân vật. Diễn viên dốc lòng vào những cảm xúc và tình cảm của nhân vật, hóa thân vào suy nghĩ và động cơ thúc đẩy của nhân vật. Thế nên những diễn viên giỏi và được đào tạo bài bản thường có khả năng nhập vai đầy thuyết phục và dễ dàng – và ngược lại. Sau khi vai diễn kết thúc, thay vì phàn nàn về quá trình đóng phim, họ thường biết ơn vai diễn mà họ trải qua – ngay cả khi đó là nhân vật phản diện.

Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác chính là nhận thức xã hội ở mức độ cao nhất – và nó không chỉ dành riêng cho các diễn viên. Nó còn dành cho tất cả chúng ta, những người muốn đạt được cái nhìn toàn cảnh và sự hiểu biết sâu sắc hơn về người khác, nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp và nhận diện vấn đề trước khi chúng leo thang. Nếu bạn không cho rằng mình cần làm điều này thì lần cuối cùng bạn có ý nghĩ như thế này là khi nào:

Giá mà mình biết Jane cảm thấy như thế. Nếu bạn phải ao ước thì rõ ràng

mọi sự đã quá trễ; chẳng phải việc hiểu Jane sớm hơn trong tình huống đó có ích hơn sao?

Để thực hành phương pháp này, bạn cần đặt ra cho mình những câu hỏi bắt đầu bằng, “Nếu mình là người này…” Giả sử bạn đang tham dự một cuộc họp và có người làm khó dễ Jim bằng cách chất vấn về những quyết định của anh trong một dự án đã được triển khai. Nếu bạn là đối tượng phải trả lời, bạn sẽ có khuynh hướng phòng thủ. Nhưng nên nhớ, đó không phải là vấn đề của bạn, mà là của Jim. Hãy gạt sang một bên những điều bạn nghĩ, những cảm xúc, cách suy tính và khuynh hướng của riêng bạn – điều cần làm là đặt mình vào hoàn cảnh của Jim. Hãy tự hỏi, Nếu mình là Jim, mình sẽ trả lời như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, hãy nhớ lại những

gì bạn từng chứng kiến ở Jim để hiểu anh hơn: anh ấy đã phản ứng như thế nào trong những tình huống khó khăn tương tự trong quá khứ, anh ấy xoay xở ra sao khi bị người khác làm khó, anh ấy giải quyết công việc trong nhóm và với từng cá nhân ra sao. Anh ấy đã làm và nói những gì? Đó đều là những thông tin quan trọng.

Làm sao để biết bạn hiểu đúng hay chưa? Nếu bạn có mối quan hệ tốt với Jim và nếu đúng thời điểm, hãy gặp anh ấy sau buổi họp và kiểm tra lại những suy nghĩ của mình. Nếu bạn không thân với Jim lắm, hãy thực hành

trong một tình huống khác với một người khác và kiểm tra những suy nghĩ của bạn. Bạn càng thực hành và lượm lặt thông tin phản hồi nhiều bao nhiêu, bạn càng dễ dàng đặt mình vào hoàn cảnh người khác bấy nhiêu.

Một phần của tài liệu Ebook Thông minh cảm xúc 2.0 - Nâng cao EQ để hạnh phúc & thành công: Phần 2 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)