Tránh đưa ra những tín hiệu lẫn lộn

Một phần của tài liệu Ebook Thông minh cảm xúc 2.0 - Nâng cao EQ để hạnh phúc & thành công: Phần 2 (Trang 63 - 65)

Tất cả chúng ta đều nhờ tín hiệu giao thông hướng dẫn để băng qua giao lộ an toàn, nhiều lần mỗi tuần. Khi hệ thống này hỏng hóc, hoặc khi chuyển sang tín hiệu đèn vàng chớp tắt liên tục, hoặc đèn tắt hết, tại giao lộ sẽ xảy ra tình trạng mạnh ai nấy đi. Mọi người bối rối; và khi muốn sang đường họ phải ngó trước ngó sau trước khi cho xe đi tới. Khi có đèn tín hiệu giao thông, chúng ta tin tưởng nó bởi mọi thứ rất rõ ràng – đèn đỏ dừng, đèn xanh đi. Những tín hiệu chúng ta gửi đến cho người khác trong các mối quan hệ cũng không khác mấy.

Cảm xúc phản ánh sự thật và chúng sẽ bộc lộ ra ngoài qua phản ứng và ngôn ngữ cơ thể của chúng ta, dù ta có lựa lời để che đậy đi nữa. Khi bạn khen nhân viên mình đã giới thiệu sản phẩm rất tốt bằng một giọng làu bàu và cái cau mày chẳng hề ăn khớp nhau, rõ ràng là lời nói và ngôn ngữ cơ thể tréo cẳng ngỗng. Người ta thường tin vào những điều mắt thấy hơn là tai nghe.

Người ta thường tin vào những điều mắt thấy hơn là tai nghe.

Dù bạn có giỏi làm chủ bản thân đến mấy, cảm xúc vẫn có lúc lộ ra bên ngoài. Bạn trải qua rất nhiều cảm xúc trong một ngày và não bộ của bạn không thể phân loại từng cảm xúc một. Khi nói chuyện với một ai đó, bạn có thể nói điều bạn nghĩ trong đầu nhưng cơ thể lại phản ứng tương ứng với cảm xúc bạn vừa trải qua vài phút trước.

Bạn sẽ khiến người khác bối rối và thất vọng khi bạn nói một đằng, thể hiện một nẻo. Qua thời gian, sự nhầm lẫn này sẽ gây ra những vấn đề trong giao tiếp và nó sẽ ảnh hưởng đến các mối quan hệ của bạn. Để giải quyết vấn đề này, hãy dùng kỹ năng tự nhận thức để hiểu cảm xúc của mình và dùng kỹ năng làm chủ bản thân để quyết định xem cảm xúc nào nên bộc lộ và bộc lộ ra sao.

Đôi khi, việc đồng bộ những tín hiệu cảm xúc không phải lúc nào cũng thích hợp. Giả sử bạn đang rất tức giận trong một cuộc họp nhưng không thể bộc lộ cơn giận của mình vào lúc ấy. Vậy hãy gác sự giận dữ đó sang một bên, nhưng đừng dẹp bỏ hẳn nó. Hãy chọn một lúc thích hợp khác để bộc lộ nỗi tức giận ấy trong lòng bạn: đó là khi thể hiện sự giận dữ không

gây hại cho bạn mà còn mang đến những kết quả tích cực nhất. Nếu cảm xúc quá mạnh, không thể không bộc lộ ra ngoài thì cách tốt nhất là hãy giải thích những gì xảy ra (ví dụ, “Trông tôi có vẻ không tập trung cho lắm là vì tôi cứ lo lắng suy nghĩ về cú điện thoại không như ý muốn sáng nay”).

Từ tháng sau, hãy tập trung vào việc làm sao cho giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể của bạn ăn khớp với điều bạn muốn nói ra. Hãy ghi nhớ những lần bạn nói với người khác rằng bạn vẫn ổn, nhưng cơ thể, giọng điệu hoặc thái độ của bạn lại thể hiện những dấu hiệu khác hẳn. Khi bạn nhận ra mình đang gửi đi những tín hiệu không ăn khớp nhau, hãy điều chỉnh lại cho phù hợp hoặc có lời giải thích rõ ràng.

Một phần của tài liệu Ebook Thông minh cảm xúc 2.0 - Nâng cao EQ để hạnh phúc & thành công: Phần 2 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)