Hai cực đang tan chảy: EQ ngày trước và bây giờ

Một phần của tài liệu Ebook Thông minh cảm xúc 2.0 - Nâng cao EQ để hạnh phúc & thành công: Phần 2 (Trang 91 - 95)

Vào cuối năm 2008, chúng tôi tiến hành một nghiên cứu nhằm đánh giá xem EQ chung của người dân Mỹ thay đổi như thế nào kể từ năm 2003. Trong khi chúng tôi không ngạc nhiên lắm khi nhận thấy những cải thiện ở những người chúng tôi đã khảo sát và hướng dẫn cải thiện EQ, nhưng lại vô cùng kinh ngạc khi thấy điểm EQ của những người mới tham gia tăng theo từng năm. Và sự gia tăng vẫn tiếp tục, hết năm này qua năm khác – chỉ số EQ của những người chúng tôi chưa từng khảo sát hoặc giảng dạy gia tăng từ từ và đều đặn. Chúng tôi còn phát hiện ra sự gia tăng đáng kể về trí tuệ cảm xúc trong lực lượng lao động Mỹ từ năm 2003 đến 2007.

Những người hoài nghi có thể nhìn biểu đồ sau và nghĩ, Có gì to tát đâu? Chỉ tăng có 4 điểm trong vòng 5 năm thôi mà! Nhưng thử nghĩ đến

tác động của sự gia tăng dường như rất nhỏ của nhiệt độ trái đất– xem nào, chỉ từ một hoặc hai độ – đến hệ sinh thái của chúng ta mà xem. Điều này cũng đúng với hành vi con người trong môi trường làm việc, nơi các cực đóng băng của chỉ số trí tuệ cảm xúc thấp đang bắt đầu tan chảy.

Một khi chúng ta nhìn kỹ hơn về những thay đổi cụ thể trong sức lan tỏa của EQ, sức mạnh thật sự của sự chuyển đổi bộc lộ rõ rệt. Trong vòng 5 năm qua, chúng tôi chứng kiến tỷ lệ những người có chỉ số EQ cao có sự hiểu biết và làm chủ tốt cảm xúc của chính mình và của người khác tăng từ 13,7% lên đến 18,3%. Cũng trong khoảng thời gian đó, tỷ lệ phần trăm những người kém hiểu biết về việc cảm giác bất an lo lắng, thất vọng và giận dữ gây tác động như thế nào lên hành vi của họ đã giảm từ 31% xuống còn 14%. Khi bạn tính tỉ lệ này trên 180 triệu người trong lực lượng lao động Mỹ thì có nghĩa là so với năm 2003, hiện đã có hơn 9 triệu người gần

như luôn giữ được bình tĩnh trong những tình huống nảy lửa; hơn 9 triệu người thật sự chứng tỏ rằng họ quan tâm đến đồng sự và khách hàng khi những người này rơi vào hoàn cảnh khó khăn; và bớt đi 25 triệu người không biết tí gì về những tác động từ hành vi của mình đối với người khác. Điều khiến cho những phát hiện này trở nên đặc biệt chính là việc trước khi được khảo sát, rất ít, nếu có chăng nữa, những người trong số được chọn từng trải qua những đợt huấn luyện bài bản về trí tuệ cảm xúc. Tuy vậy, điểm EQ trung bình của họ vẫn tăng lên đều đặn năm này qua năm khác. Cứ như thể những người chủ trương thực hành những hành vi trí tuệ cảm xúc đã tác động không nhỏ đến những người có thể chưa từng nghe đến khái niệm này bao giờ.

Năm Tỷ lệ người có kỹ năng EQ cao (%) Tỷ lệ người có kỹ năng EQ thấp (%) 2003 13,7 31,0 2004 14,7 19,0 2005 14,8 18,5 2006 15,1 17,1 2007 18,3 14,0

Những kỹ năng trí tuệ cảm xúc – cũng như bản chất cảm xúc con người – có tính lây lan. Điều đó có nghĩa là những kỹ năng EQ của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào con người và hoàn cảnh chung quanh. Chúng ta càng tiếp xúc với những người giàu lòng trắc ẩn bao nhiêu thì chúng ta càng trở nên dễ cảm thông bấy nhiêu. Chúng ta càng dành thời gian với những người sẵn lòng bày tỏ cảm xúc bao nhiêu thì chúng ta càng thuần thục trong việc nắm bắt và hiểu cảm xúc của mình cũng như của người khác bấy nhiêu. Đó chính xác là điều đã khiến trí tuệ cảm xúc trở thành kỹ năng có được thông qua học hỏi hơn là tài năng thiên bẩm hiếm hoi do may mắn sinh ra đã có.

Nhưng thời kỳ tươi đẹp chỉ dừng ở đó. Năm 2008 – lần đầu tiên kể từ khi chúng tôi bắt đầu quá trình theo dõi – chỉ số EQ chung bắt đầu giảm xuống, khẳng định một điều rằng các kỹ năng này nhạy cảm với thay đổi đến mức nào.

Các nhà kinh tế liên bang chỉ ra rằng tháng 12 năm 2007 là khởi đầu cho thời kỳ kinh tế tồi tệ nhất của Mỹ trong vòng 70 năm qua, đồng nghĩa với việc năm 2008, không một ngày nào vắng mặt sự suy thoái. Sự giảm sút

của trí tuệ cảm xúc trong năm 2008 so với năm 2007 chính là kết quả của những tai ương do nền kinh tế gây ra. Những khó khăn về tài chính, gia đình hoặc công ăn việc làm nói chung đã gây nên rất nhiều cảm xúc tiêu cực nặng nề và khó dứt, để rồi cuối cùng dẫn đến tình trạng căng thẳng triền miên. Ngoài những tổn hại về thể chất như tăng cân và các bệnh về tim mạch thì chứng căng thẳng còn ảnh hưởng nặng đến tinh thần. Trong điều kiện thoải mái ít áp lực, chúng ta có thể tỉnh táo dành mọi sức lực để luôn duy trì trạng thái bình tĩnh và tự chủ khi đối mặt những thử thách và phiền hà của cuộc sống thường nhật. Chúng ta tự tin hơn vào năng lực của mình trong việc xử lý những sự việc không mong đợi và ta cho phép trí óc mình vượt qua những nỗi phiền muộn. Trong khi đó, với tình trạng căng thẳng mất kiểm soát, nguồn lực tinh thần của ta hao hụt đi rất nhiều. Nó đưa não bộ chúng ta vào một trạng thái tương tự như thiết quân luật, theo đó cảm xúc toàn quyền sai khiến hành vi, trong khi lý trí thì mải tìm cách biến chuyển tình thế khó khăn. Thế là bỗng nhiên, chỉ một khiếm khuyết nho nhỏ trong dự án của bạn, vốn chẳng có ý nghĩa gì trong thời điểm tương đối thuận lợi nay lại biến thành thảm họa. Với nhiều người, các kỹ năng EQ của họ đột nhiên biến mất, đúng ngay thời điểm họ cần nhất – trong trạng thái căng thẳng. Chỉ có những người được đào tạo kỹ càng và gần như biến EQ thành bản chất thứ hai mới có thể vượt qua sóng gió thời cuộc.

Nói cách khác chúng ta mất đi 2,8 triệu người lính thiện chiến trong công cuộc đấu tranh vì một xã hội thông minh cảm xúc cao.

Tình trạng căng thẳng này dường như tác động khá lớn đến trí tuệ cảm xúc chung của chúng ta. Chúng tôi nhận thấy sự sụt giảm trong tỉ lệ những người thành thạo kỹ năng trí tuệ cảm xúc, từ 18,3% trong năm 2007 xuống còn 16,7% vào năm 2008. Nói cách khác chúng ta mất đi 2,8 triệu người lính thiện chiến trong công cuộc đấu tranh vì một xã hội thông minh cảm xúc hơn. Đó là 2,8 triệu người lẽ ra trở thành người dẫn lối giúp cộng đồng tiến bộ hơn về trí tuệ cảm xúc, thay vì thế, họ phải cố xoay sở để giữ cho những kỹ năng của mình không bị bào mòn.

Năm Tỷ lệ người có kỹ năng EQ cao (%) Tỷ lệ người có kỹ năng EQ thấp (%) 2003 13,7 31,0 2004 14,7 19,0 2005 14,8 18,5 2006 15,1 17,1 2007 18,3 14,0 2008 16,7 13,8

Một phần của tài liệu Ebook Thông minh cảm xúc 2.0 - Nâng cao EQ để hạnh phúc & thành công: Phần 2 (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)