Khác biệt giữa các thế hệ: EQ và tuổi tác

Một phần của tài liệu Ebook Thông minh cảm xúc 2.0 - Nâng cao EQ để hạnh phúc & thành công: Phần 2 (Trang 99 - 103)

Một số lượng lớn người lao động sinh vào thời kỳ bùng nổ dân số (từ những năm 1946 – 1964) bắt đầu về hưu. Theo Văn phòng quản lý nhân lực Mỹ (U.S Office of Personnel Management), từ năm 2006 đến 2010, những người thuộc thế hệ này sẽ nghỉ hưu, lấy đi của các công ty Mỹ gần 290.000 lao động toàn thời gian với rất nhiều kinh nghiệm quý báu.

Mái tóc điểm sương, quỹ lương hưu và những ký ức về vụ ám sát tổng thống Kennedy không phải là thứ duy nhất mà cỗ máy kinh tế đang trục trặc của chúng ta sẽ mất đi khi những người thuộc thế hệ Bùng nổ dân số trở về cuộc sống bình lặng của họ. Những người thuộc thế hệ bùng nổ dân số sau chiến tranh thế giới thứ hai nắm giữ phần lớn những vị trí lãnh đạo cao cấp nơi công sở và việc họ về hưu hàng loạt tạo ra một khoảng trống lớn trong giới lãnh đạo, vốn cần thế hệ tiếp theo kế tục. Câu hỏi được đặt ra là có hay không việc thế hệ tiếp theo đủ khả năng đương đầu với thách thức này.

Chúng tôi muốn tìm ra câu trả lời cho vấn đề này. Chúng tôi phân điểm EQ vào bốn thế hệ thuộc lực lượng lao động ngày nay – Thế hệ Y (từ 18 đến 30 tuổi), Thế hệ X (từ 31 đến 43 tuổi), thế hệ Bùng nổ dân số (từ 43 đến 61 tuổi), và thế hệ truyền thống (từ 62 đến 80 tuổi). Khi xem xét từng kỹ năng riêng biệt của trí tuệ cảm xúc, chúng tôi thấy một khoảng cách lớn giữa thế hệ Bùng nổ sinh sản và thế hệ Y trong kỹ năng làm chủ bản thân. Nói một cách ngắn gọn, so với thế hệ trẻ hơn, Thế hệ bùng nổ sinh sản ít có khuynh hướng mất tự chủ khi mọi việc không suôn sẻ như họ mong muốn.

Có vẻ như điều này cũng chưa thật sự đáng quan ngại. Suy cho cùng, về hưu là một thực tế cuộc sống kể từ khi FDR ký đạo luật An sinh xã hội (Social Security Act). Chính thế hệ đã chọn Dennis Lee Hopper làm người phát ngôn không chính thức đã chứng minh rằng họ có khả năng đáp ứng được lượng nhu cầu lao động khổng lồ trong thời kỳ Thế Hệ Vĩ Đại Nhất (Greatest Generation). Vì thế sẽ khó đến mức nào cho những “nhà lãnh đạo tương lai” lãnh trách nhiệm thay thế cho thế hệ Những Nhà Lãnh Đạo Thời Kỳ Đầu?

Với tình trạng thiếu kỹ năng làm chủ bản thân sắc bén, mọi việc có thể trở nên khó khăn hơn ta tưởng. Tất nhiên, trong khi cách tiếp cận của Thế hệ Y có thể khác với cách của thế hệ Bùng nổ dân số, nhưng theo nhiều

người như vậy không có nghĩa là kém hơn. Thật vậy, khi bạn xem xét đến

khối lượng kiến thức và khả năng thành thạo về công nghệ của thế hệ Y, họ thậm chí đi trước các vị tiền bối của mình một bước trong Thời đại Thông tin. Tuy nhiên, rõ ràng bạn cần nhiều thứ khác để vươn đến khả năng lãnh đạo chứ không thể đơn thuần là quyển bách khoa toàn thư biết đi. Vì thế, nếu thế hệ Y không thể làm chủ bản thân thì làm sao chúng ta có thể trông mong họ quản trị, chưa nói đến lãnh đạo, người khác?

Ở TalentSmart®, chúng tôi tổ chức rất nhiều cuộc tranh luận để đạt được những lời lý giải khả dĩ cho khoảng cách to lớn trong kỹ năng làm chủ bản thân của thế hệ có kinh nghiệm và thế hệ trẻ. Một trong những lời giải thích hợp lý nhất là: bởi thời đại này có quá nhiều video game, sự thỏa mãn tức thì do Internet mang lại và những bậc cha mẹ nuông chiều con quá mức đã tạo ra một thế hệ nhân lực trẻ bê tha, không biết làm gì ngoài việc

bộc lộ cảm xúc trong những tình huống căng thẳng. Tuy vậy, thế vẫn chưa đủ thuyết phục.

Sự thiếu hụt trong kỹ năng làm chủ bản thân của thế hệ trẻ chẳng can hệ gì nhiều với những thứ ta không có khả năng thay đổi như việc họ lớn lên giữa thời đại của iPad và FaceBook.

Khi chúng tôi xem xét các số liệu từ một góc độ khác thì bức tranh trở nên rõ ràng hơn. Những kỹ năng làm chủ bản thân có vẻ gia tăng một cách đều đặn cùng tuổi tác – những người 60 tuổi đạt điểm số cao hơn những người ở độ tuổi 50, và những người 50 tuổi này đạt điểm số cao hơn những người ở độ tuổi 40 và cứ thế. Điều đó có nghĩa là sự thiếu hụt trong kỹ năng làm chủ bản thân của thế hệ trẻ chẳng can hệ gì nhiều với những thứ ta không có khả năng thay đổi như việc họ lớn lên giữa thời đại của iPad và Facebook. Thay vào đó, Thế hệ X và Thế hệ Y chưa có nhiều môi trường thực tế để thực hành việc làm chủ tốt những cảm xúc của mình. Đó là một tin vui, bởi thực hành là điều mà Thế hệ Y có thể làm được. Nếu phải quay ngược thời gian và thay đổi phương pháp giáo dục họ có lẽ không ít cam go.

Phát hiện này nói lên rất nhiều điều về bản chất dễ uốn nắn của trí tuệ cảm xúc như nó đã thể hiện trong sự khác biệt giữa các thế hệ. Bằng cách thực hành, bất cứ ai cũng có thể – và rất nhiều người đã làm được – trở nên thông thạo hơn trong việc nắm bắt cảm xúc và kiểm soát chúng.

Việc phát triển những kỹ năng này cần có thời gian, nhưng với một chút nỗ lực có ý thức, ta có thể rút ngắn khoảng thời gian này xuống rất nhiều thay vì cứ để nó diễn ra một cách tự nhiên. Một trong những dấu hiệu rất đặc trưng của Thế hệ Y là họ có khả năng tiếp nhận thông tin mới và tiếp thu những kỹ năng mới cực kỳ mạnh mẽ. Có nghĩa là việc đẩy nhanh tiến độ cải thiện kỹ năng EQ của mỗi người gần như hoàn toàn tùy thuộc vào bản thân họ. Đối với những người thuộc Thế hệ Y, hoặc là họ ngồi đợi số năm kinh nghiệm tự nhiên đến với mình (cứ chờ đến tuổi 50 họ sẽ làm chủ thuần thục cảm xúc của mình) hoặc chủ động phát triển chính mình. Nếu Thế hệ Y chọn giải pháp thứ hai, họ có thể bắt đầu ngay từ bây giờ. Trước tuổi 30, Thế hệ Y có thể sẵn sàng cho vị trí lãnh đạo như một chiến binh dày dạn.

Trong khi thế hệ Bùng nổ dân số không sớm thì muộn cũng về hưu, lớp người tuổi đôi mươi đầy tài năng không chỉ có thể chuẩn bị cho vai trò lãnh đạo của mình mà những người Thế hệ Y này phải làm như vậy. Cá nhân

nào thuộc Thế hệ Y biết dành thời gian và nỗ lực rèn luyện bản thân cưỡng lại cảm giác muốn thốt ra những điều chẳng ích lợi gì trong hoàn cảnh cụ thể và giữ cho sự giao tiếp luôn liền mạch cả khi bất hòa, thì người đó sẽ được chọn để lấp vào những vị trí lãnh đạo còn trống trong các tổ chức tương lai. Đi cùng những vị trí này không chỉ là thu nhập cao hơn mà cả khả năng tạo ra những sự thay đổi mà thế hệ Y khao khát được chứng kiến trong thế giới của họ.

Một phần của tài liệu Ebook Thông minh cảm xúc 2.0 - Nâng cao EQ để hạnh phúc & thành công: Phần 2 (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)