Vũ khí bí mật của Trung Hoa đại lục: EQ và văn hóa

Một phần của tài liệu Ebook Thông minh cảm xúc 2.0 - Nâng cao EQ để hạnh phúc & thành công: Phần 2 (Trang 103 - 106)

Cụm từ “Sản xuất tại Trung Quốc” giờ đây không chỉ là nghĩa đen. Lực lượng lao động chân tay ở quốc gia 1,3 tỷ dân từ lâu đã được xem là lợi thế cạnh tranh duy nhất của đất nước này trong nền kinh tế toàn cầu. Trong khi giới doanh nhân ở Mỹ nhắm mắt làm ngơ không màng để ý đến giới lao động Trung Quốc, thì chính lực lượng lao động có tay nghề không ngừng tăng nhanh của đất nước này đã trở thành mối nguy cạnh tranh lớn nhất đối với giới doanh nghiệp Mỹ ngày nay.

Điều đó đã xảy ra như thế nào?

Hãy quên đi thông tin rằng hàng năm Wal-Mart nhập khẩu một lượng hàng hóa trị giá 25 tỷ đô Mỹ từ Trung Quốc – đó là tin tức cũ. Ngày nay, Trung quốc có một lực lượng lao động tinh nhuệ mà họ cần để nắm giữ các lĩnh vực như tài chính, viễn thông và máy tính. Ngạc nhiên chưa? Bạn đừng nên ngạc nhiên. Năm 2004, hãng máy tính khổng lồ của Trung Quốc là Lenovo đã trả 1,25 tỷ đô Mỹ để mua lại mảng kinh doanh máy tính của IBM. Năm 2005, các nhà đầu tư người Mỹ tranh nhau giành cổ phần trong đợt Phát hành cổ phiếu ra công chúng đầu tiên (IPO) lớn nhất trong năm 2005 của một ngân hàng Trung Quốc với tổng giá trị tài sản lên tới 521 tỷ đô Mỹ. Đợt IPO này đánh dấu một tổ chức lớn lần đầu tiên của Trung Quốc phát hành bán cổ phiếu ra nước ngoài, và mặc dù có quy mô khổng lồ, nó vẫn chỉ là ngân hàng lớn thứ ba ở Trung Quốc mà thôi. Mặc dù cán cân về sức mạnh kinh tế chưa thay đổi hoàn toàn, nhưng chẳng ai lại không biết Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Người khổng lồ say ngủ cuối cùng đã vươn vai thức dậy.

Vài năm trước, các nhà nghiên cứu của TalentSmart® quyết định tìm hiểu xem EQ đóng vai trò gì trong sự chuyển mình đáng nể của Trung Quốc từ nhà cung cấp hàng hóa giá rẻ thành một nhà lãnh đạo đầy hiểu biết. Chúng tôi đã dành cả mùa hè năm 2005 để đánh giá chỉ số EQ của 3.000 nhà điều hành hàng đầu Trung Quốc. Những phát hiện ngoài mong đợi của chúng tôi đã tiết lộ bí quyết trong sự thành công của nền kinh tế Trung Quốc, và nó cũng là mối đe dọa nghiêm trọng cho khả năng cạnh tranh của nước Mỹ trên thị trường toàn cầu, đó là: tính kỷ luật. Điểm số của các nhà điều hành Mỹ thấp hơn các nhà điều hành Trung Quốc trung bình 15 điểm trong các kỹ năng làm chủ bản thân và làm chủ mối quan hệ.

Điểm số của các nhà điều hành Mỹ thấp hơn các nhà điều hành Trung Quốc trung bình 15 điểm trong các kỹ năng làm chủ bản thân và làm chủ mối quan hệ.

Các nhà điều hành cấp cao người Trung Quốc tham gia vào nghiên cứu của chúng tôi là những tài năng được đào tạo trong nước. Tất cả 3.000 người được khảo sát về trí tuệ cảm xúc ở Trung Quốc đều là những người Hoa sinh sống trong nước, làm việc trong các thành phần kinh tế quốc doanh và tư nhân. Điểm số của các nhà điều hành này trong kỹ năng tự nhận thức và nhận thức xã hội dù có nhỉnh hơn vài điểm so với những cá thể tham chiếu ở Mỹ, nhưng nhìn chung cũng tương đương. Điều này có nghĩa là các nhà điều hành ở cả hai nước có độ nhận thức ngang nhau về cảm xúc của chính mình và của người khác, nhưng các nhà điều hành người Trung Quốc biết tận dụng nhận thức này để làm lợi cho họ – và hành động ý nghĩa hơn lời nói rất nhiều.

Các nhà điều hành Trung Quốc đang sống với những phẩm chất mà người Mỹ cho phép bộ phận nhân sự đưa vào mô hình năng lực công ty.

Các lãnh đạo người Mỹ thích cách viết chúng ra trên giấy, nhưng không có vẻ gì họ sẽ biến lời nói thành hành động. Những lời nói cửa miệng dường như là tất cả những gì các nhà điều hành Mỹ sẵn lòng bỏ ra để tìm kiếm

thông tin phản hồi, kêu gọi sự đồng lòng, hiểu rõ hơn về đồng nghiệp và thực hiện cam kết.

Hiện tượng xem việc kinh doanh là chuyện cá nhân chẳng có gì lạ ở Trung Quốc. Các nhà điều hành thường lên lịch ăn tối với nhân viên để bàn về xu hướng trong kinh doanh, nguyện vọng nghề nghiệp và chuyện gia đình của họ. Người ta mong lãnh đạo của mình là tấm gương sáng trong việc đưa ra quyết định thế nào, gắn kết mọi người và thúc đẩy tiến bộ ra sao. Thật hổ thẹn nếu họ không hoàn thành những nghĩa vụ này, bởi vì mọi người thật sự quan tâm đến điều đó.

Thông điệp hàm ẩn dành cho thế giới quá rõ ràng: hãy quan tâm đến việc quản lý cảm xúc của mình hoặc gánh lấy hậu quả. Với các quốc gia đang cố bảo vệ những lợi thế cạnh tranh sẵn có của mình trên nền kinh tế toàn cầu hoặc những quốc gia đang lên, thì cũng không nên đánh giá quá cao mối liên kết giữa EQ và nền kinh tế thịnh vượng. Trung Quốc dường như có chút lợi thế nhờ vào nền văn hóa truyền thống nơi các nhà điều hành Trung Quốc được nuôi dạy. Nếu bạn lớn lên trong một nền văn hóa nơi sự bộc phát cảm xúc và những mong muốn được thỏa mãn của bản thân không những không được khuyến khích mà còn bị xem là nỗi hổ thẹn, thì một nền giáo dục như vậy sẽ ảnh hưởng đến cách bạn quản lý chính mình và người khác. Như chúng ta từng đề cập, EQ rất dễ bị tác động bởi những ảnh hưởng văn hóa. Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu văn hóa có sức mạnh thúc đẩy hay ngăn trở các hành vi trí tuệ cảm xúc hay không.

Người Hoa có câu “Hãy cho một người cái cần câu, anh ta sẽ bắt được mỗi tuần một con cá. Hãy chỉ cho anh ta loại mồi nào cần dùng, anh ta sẽ bắt được mỗi ngày một con cá. Hãy dạy cho anh ta cách câu cá như thế nào và câu ở đâu, anh ta sẽ có cá ăn suốt đời.” Suy ngược lại ý nghĩa của câu tục ngữ này là nếu một người không có cần câu, không có mồi câu, và cũng chẳng có kiến thức về việc phải làm như thế nào và ở đâu thì người ấy có nguy cơ chết đói. Tương tự, những người cố tình lơ là cảm xúc, cùng mớ kiến thức nghèo nàn trong việc cảm xúc tác động như thế nào trong cuộc sống của họ và trong những lĩnh vực nào, họ sẽ khó khăn trong việc vươn tới thành công. Mặt khác, những người biết sử dụng đúng công cụ và phương pháp để khai thác sức mạnh cảm xúc sẽ có cuộc sống sung túc. Sự thật này đều đúng đối với cá nhân, tổ chức và thậm chí cả với quốc gia.

Một phần của tài liệu Ebook Thông minh cảm xúc 2.0 - Nâng cao EQ để hạnh phúc & thành công: Phần 2 (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)