Hãy cởi mở và ham tìm hiểu

Một phần của tài liệu Ebook Thông minh cảm xúc 2.0 - Nâng cao EQ để hạnh phúc & thành công: Phần 2 (Trang 60 - 62)

Chúng tôi có thể hình dung một số bạn đọc thầm nghĩ, “Cái ông tác giả này, chẳng lẽ tôi phải cởi mở và tò mò tọc mạch chuyện của mọi người ở sở làm ư? Tôi chỉ cần hoàn thành dự án của mình và những việc người ta trả lương thôi được không, càng ít đụng chạm càng tốt chứ?” Thật ra việc thiết lập, xây dựng và duy trì các mối quan hệ đều là một phần trong công việc của bạn – ngay cả khi bạn chỉ làm chung với một người đi chăng nữa. Việc nuôi dưỡng, duy trì các mối quan hệ có thể không phải là trách nhiệm công việc của bạn và thậm chí không ai nhắc tới, nhưng để thành công, một thái độ cởi mở và hiếu kỳ chắc chắn là yếu tố không thể thiếu trong công việc của bạn.

Hãy cùng tìm hiểu xem “cởi mở” có ý nghĩa như thế nào trong việc làm chủ mối quan hệ. Cởi mở có nghĩa là chia sẻ thông tin về mình với người khác. Bạn có thể áp dụng kỹ năng làm chủ bản thân để quyết định xem mình cởi mở đến mức nào và chia sẻ những gì, nhưng bạn cần biết rằng thái độ cởi mở mang lại lợi ích cho bạn: khi người khác hiểu về bạn, sẽ ít nguy cơ họ hiểu lầm bạn hơn. Ví dụ, nếu bạn đặc biệt mẫn cảm với việc có mặt năm phút trước buổi họp, và lấy làm khó chịu khi một số người đến phút chót mới có mặt thậm chí đến trễ, thì một số người có thể đánh giá bạn là người ưa câu nệ và cứng nhắc. Nếu bạn chia sẻ với những người này rằng bạn từng gia nhập Hải quân trong vài năm đầu đi làm, đồng nghiệp có thể còn đánh giá cao thói quen đúng giờ và tác phong của bạn. Biết đâu được, thói quen đúng giờ của bạn sẽ bắt đầu lan tỏa!

Cởi mở về bản thân chưa phải là tất cả trong kỹ năng làm chủ mối quan hệ – bạn còn phải biết hứng thú với những câu chuyện của người khác. Nói cách khác, bạn phải biết ham tìm hiểu. Bạn càng thể hiện rõ mối quan tâm và tìm hiểu về người khác bao nhiêu, bạn càng nỗ lực đáp ứng nhu cầu của người đó bấy nhiêu và sẽ không hiểu sai về họ.

Khi đặt câu hỏi, hãy vận dụng những kỹ năng nhận thức xã hội để lựa chọn bối cảnh và thời điểm thích hợp. Hãy lồng một chút hiếu kỳ trong giọng nói của bạn – tương tự như cách ông già Noel hỏi một đứa trẻ xem nó thích quà gì trong đêm Giáng sinh. Trái ngược với điều đó chính là giọng phê phán – bạn thử nhớ lại xem đã từng có ai hỏi bạn một câu đại

loại như “Lý do quái quỷ nào cậu lại mua xe gắn máy vậy?” hoặc “Anh học chuyên ngành triết học à? Anh định dùng NÓ vào việc gì?”

Khi bạn đặt câu hỏi và người kia mở lòng ra với bạn thì bạn không những có được thông tin giúp bạn làm chủ tốt mối quan hệ, mà người kia cũng sẽ đánh giá cao sự quan tâm của bạn đối với họ. Nếu bạn vừa bắt đầu một mối quan hệ mới, hoặc đang trong một mối quan hệ bền vững, thậm chí đang rơi vào tình trạng khó khăn, hãy dành vài phút trong ngày để chọn ra một số mối quan hệ cần được bạn chú ý, và chọn đúng thời điểm để thể hiện thái độ cởi mở và ham tìm hiểu với đối tượng.

Một phần của tài liệu Ebook Thông minh cảm xúc 2.0 - Nâng cao EQ để hạnh phúc & thành công: Phần 2 (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)