Giải thích các quyết định của bạn, đừng chỉ mặc nhiên đưa ra

Một phần của tài liệu Ebook Thông minh cảm xúc 2.0 - Nâng cao EQ để hạnh phúc & thành công: Phần 2 (Trang 79 - 81)

nhiên đưa ra

Thật đáng sợ khi đến một nơi xa lạ mà bao trùm xung quanh là bóng đêm dày đặc. Tình huống đặt ra là – đã bao giờ bạn lên kế hoạch đi cắm trại, nhưng khi đến nơi trời đã sụp tối? Lúc này quả thật rất khó xác định phương hướng, thế nên bạn phải dựng lều trong không gian tối đen, và bởi bạn đang ở một nơi hoang vu, nên mọi thứ yên ắng và tối tăm một cách kỳ lạ. Đêm đó bạn ngủ không yên, chỉ mong sao mọi chuyện suôn sẻ.

Sáng hôm sau, bạn thức dậy, người mệt nhoài. Bạn mở cửa lều và ngỡ ngàng trước quang cảnh tuyệt đẹp xung quanh: nước non hùng vĩ, những con đường mòn rợp bóng cây, và vô vàn những con thú nhỏ đáng yêu. Chẳng có gì đáng sợ cả – bạn nhanh chóng quên béng những căng thẳng đêm qua và bắt đầu khám phá ngày mới. Vậy điều gì đã khiến bạn lo lắng đến vậy?

Điểm khác nhau duy nhất giữa hai khung cảnh này là ánh sáng – còn lại thì vẫn địa điểm ấy, vẫn những con người ấy và từng đó món tư trang. Đó chính là những cảm xúc chúng ta trải qua khi bị đặt vào sự đã rồi. Dù vô tình hay cố ý, nhưng khi bạn hoàn toàn không được biết gì về một đợt cắt giảm nhân sự sắp tới, hay về một cuộc thương thảo hợp đồng hay đại loại thế, bạn sẽ thấy như mình đang dựng trại trong đêm tối. Nếu đợt cắt giảm ấy khiến bạn bị tăng khối lượng công việc hoặc bị thuyên chuyển, bạn chỉ biết khi quyết định đến tay. Nếu mức thuế thay đổi, bạn sẽ thấy trong bảng kê chi tiết lương. Chẳng có ai để bạn cầu viện, chẳng cần thời gian báo trước. Mọi thứ đã an bài.

Đó là thứ thuốc khó nuốt bởi chúng ta không phải là trẻ con hoặc những người sống dựa vào người khác, chúng ta là những người trưởng thành. Để làm theo một ý tưởng, chúng ta cần hiểu tại sao lại có quyết định ấy.

Khi bạn sử dụng những kỹ năng EQ của mình để làm chủ mối quan hệ, hãy ghi nhớ điều này. Thay vì quyết định thay đổi và buộc người khác mặc nhiên chấp nhận, bạn hãy dành thời gian giải thích những lý do đằng sau

quyết định đó, bao gồm cả những phương án thay thế và tại sao lựa chọn cuối cùng lại hợp lý nhất. Nếu bạn có thể trưng cầu ý kiến và đề xuất đóng góp trước khi đưa ra quyết định thì càng tuyệt vời hơn. Cuối cùng, hãy khẳng định tác động của quyết định đó đến mọi người như thế nào. Mọi

người sẽ đánh giá cao thái độ minh bạch và cởi mở, kể cả khi quyết định đó có thể gây tác động tiêu cực lên họ. Sự minh bạch và cởi mở còn khiến người khác cảm thấy họ được tin tưởng, tôn trọng và gắn bó với tổ chức của mình – thay vì chỉ đơn giản nhận được chỉ thị, còn lại mù tịt.

Nếu bạn có thói quen đưa ra quyết định một cách nhanh chóng và độc lập thì nhiều khả năng bạn là người có năng lực cá nhân. Bản tính khó dời bởi chúng đã ăn sâu vào não bạn, nhưng đã đến lúc phải quay lại và thêm năng lực xã hội vào danh mục ra quyết định của bạn.

Đầu tiên, có vẻ như bạn cần xác định những quyết định sắp tới của mình. Hãy lấy lịch làm việc ra, xem trong vòng ba tháng sắp tới có những quyết định nào cần đưa ra hay không. Bây giờ quay lại xem những ai sẽ chịu tác động bởi những quyết định này. Hãy lên danh sách đầy đủ những người chịu ảnh hưởng bởi từng quyết định một, và lên kế hoạch khi nào sẽ nói cho họ biết, và nói ở đâu, gồm cả việc giải thích chi tiết tại sao có

quyết định đó và nó được thực hiện như thế nào. Nếu bạn cần triệu tập một cuộc họp đặc biệt vì mục đích này thì hãy làm điều đó. Khi bạn lên lịch và suy nghĩ về những điều cần nói, hãy dùng kỹ năng nhận thức xã hội để đặt mình vào hoàn cảnh người khác, để bạn có thể nói với đối tượng của mình, trước và sau khi bạn đưa ra quyết định, như cách họ chờ đợi và hy vọng.

Một phần của tài liệu Ebook Thông minh cảm xúc 2.0 - Nâng cao EQ để hạnh phúc & thành công: Phần 2 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)