Kiểm tra độ chính xác

Một phần của tài liệu Ebook Thông minh cảm xúc 2.0 - Nâng cao EQ để hạnh phúc & thành công: Phần 2 (Trang 51 - 53)

Ngay cả những người có khả năng nhận thức xã hội tốt nhất cũng có những lúc hay những tình huống họ không thể nắm bắt được. Có thể là do có quá nhiều yếu tố gây phân tán, cũng như việc tương tác với mọi người, hoặc chính không gian đó khiến họ khó nắm bắt tốt trong một nhịp điệu hối hả như thế. Hoặc có lẽ những người có kỹ năng nhận thức xã hội này hầu như biết chắc về những gì đang diễn ra nhưng họ cần khẳng định thêm về quan sát của mình. Trong những trường hợp này, có một phương pháp nhận thức xã hội sẽ cho bạn câu trả lời bạn cần, đó là: đặt câu hỏi.

Chỉ hỏi thôi ư? Nhưng nhớ, đừng hỏi những câu ngớ ngẩn. Dù bạn là

người mới bắt đầu hay đã là chuyên gia trong nhận thức xã hội thì tất cả chúng ta đều cần thẩm tra lại những quan sát xã hội của mình ở một điểm nào đó. Cách tốt nhất để kiểm tra độ chính xác của bạn là đặt câu hỏi, để xem những gì bạn quan sát được ở người khác hoặc trong các tình huống có thật sự là những gì đang xảy ra hay không.

Giả sử một ngày nọ bạn đến bên Steve ở chỗ làm và nhận thấy anh ấy đang ủ dột, đầu anh gục xuống và cặp mắt không buồn ngước lên. Bạn hỏi thăm anh ấy có chuyện gì, và Steve nói mọi việc “vẫn ổn.”

Bằng chứng bạn nhìn thấy lại nói khác – anh ấy nói mình vẫn ổn, nhưng trông anh chẳng có vẻ ổn chút nào. Vào lúc như thế này, hãy đặt ra một câu hỏi để làm rõ những gì bạn thấy. Hãy nói những câu đại loại như, “Hình như anh đang buồn chuyện gì đó. Có chuyện gì vậy?” Vừa thể hiện những gì bạn thấy (hình như anh đang buồn) và đặt câu hỏi trực tiếp (có chuyện gì

vậy?) là hay nhất. Nhiều khả năng bạn sẽ được nghe bất kỳ điều gì anh ấy

muốn bạn biết vào lúc này; nhưng dù sao bạn cũng đến bên Steve và thể hiện sự quan tâm đối với anh ấy.

Một dạng câu hỏi khác dùng để kiểm tra độ chính xác là tập trung vào những thông điệp ngầm – hoặc những điều không nhất thiết phải nói ra. Bởi người ta không phải lúc nào cũng giãi bày cởi mở và thẳng thắn những điều họ cảm nhận, nên họ sẽ nói bóng gió. Nếu bạn cảm thấy dễ dàng đặt câu hỏi thì đó là một cơ hội rất tốt để xem bạn có nắm bắt được dấu hiệu và hiểu đúng ý họ muốn nói hay không. Bạn còn có cơ hội phát hiện sai lầm của mình nếu bạn đường đột đi đến kết luận hoặc bỏ qua một dấu hiệu nào đấy.

Kiểm tra độ chính xác trong quá trình quan sát cuối cùng sẽ giúp bạn tinh tường hơn trong những tình huống xã hội và giúp bạn nhận ra những dấu hiệu khó nhận biết. Nếu không hỏi, bạn sẽ không thể chắc chắn điều gì.

Một phần của tài liệu Ebook Thông minh cảm xúc 2.0 - Nâng cao EQ để hạnh phúc & thành công: Phần 2 (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)