Intel Inside sự kết hợp của những đại gia trong ngành sản xuất máy tính

Một phần của tài liệu tìm hiểu chiến lược cobranding của các tập đoàn thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 38 - 40)

II. TÌM HIỂU VỀ CHIẾN LƯỢC CO-BRANDING CỦA MỘT SỐ TẬP ĐOÀN LỚN

1.1.2.Intel Inside sự kết hợp của những đại gia trong ngành sản xuất máy tính

1. Một số ví dụ về hợp tác thương hiệu thành công

1.1.2.Intel Inside sự kết hợp của những đại gia trong ngành sản xuất máy tính

máy tính

Intel và IBM là đại diện cho sự hợp tác thương hiệu thành phần thành công. Intel là cái tên rất thân thuộc với nhiều người nhưng ít ai biết rằng trước năm 1989, nhà làm chip này đã hướng sản phẩm của mình nhắm trực tiếp đến các nhà sản xuất máy vi tính và kĩ sư thiết kế, chứ không phải người tiêu dùng.

Đầu những năm 80, IBM bắt đầu thương lượng với Intel về việc sử dụng bộ xử lý 8088 cho một sản phẩm

bí mật mới. Trước đó IBM chưa bao giờ sử dụng sản phẩm của một công ty nào khác và những chi tiết vẫn được giữ bí mật. Chỉ đến khi hợp đồng có hiệu lực Intel mới thực sự nhận ra rằng nó đã cung cấp bộ nhớ cho dịng máy PC đầu tiên. Mặc dù vậy, lúc đó, khơng cơng ty nào hình dung được thị truờng máy tính gia đình sẽ phát triển như thế nào.

Nhận thấy rằng các con chip ngày càng đóng vai trị quan trọng đối với máy vi tính cá nhân, giám đốc marketing của Intel, Dennis Carter quyết định cơng ty cần tìm ra cách tiếp cận tốt hơn đến người sử dụng cuối cùng. Mọi nỗ lực của Carter sau hai năm vẫn dậm chân tại chỗ.

Sau thất bại trong việc bảo vệ bản quyền thương hiệu cho hai dòng máy 386 và 486, Carter nhìn lại những kế hoạch đã phác thảo. Đó là một ngày cuối tuần đơn độc năm 1991. Một ý tưởng bất ngờ thoáng qua “Intel Inside”.

Chiến dịch phối hợp thành phần giữa các thương hiệu nhanh chóng nhận được nhiều sự hưởng ứng, đầu tiên là từ các công ty, kế đến là từ người tiêu dùng. Intel đồng ý chia sẻ các khoản chi phí marketing với IBM song yêu cầu logo Intel Inside phải được cùng xuất hiện trong các mẫu quảng cáo của cả hai công ty. Ngược lại IBM cũng được hưởng lợi khi mức độ nhận thức và nhu cầu của khách hàng đối với con chip của Intel nâng lên.

Thử thách lớn nhất của Intel chính là nó khơng phải là một sản phẩm độc lập, nó chỉ là một linh kiện, nằm sâu trong một thiết bị khác. Sau thời gian nghiên cứu, công ty ứng dụng thành công kỹ thuật tiếp thị tới người tiêu dùng, kỹ thuật đã được áp dụng bởi những cơng ty cung cấp thành phần cho những sản phẩm hồn hảo như NutraSweet, Teflon và Dolby. Những công ty quảng cáo cho Intel như Dahlin, Smith & White luôn luôn đưa ra khẩu hiệu “Intel. The computer inside.”, sau đó được thu gọn lại thành “Intel Inside” và trở nên nổi tiếng.

Theo một cuộc nghiên cứu thực hiện bởi Intel năm 1991, chỉ 24% những người mua PC quen thuộc với logo của Intel. Một năm sau, con số đó tăng lên 80% và năm 1995 nó đạt 94%. Đến nay, hơn 2.700 nhà chế tạo máy vi tính được chuyển nhượng sử dụng logo Intel Inside đã chi ra hơn 7 tỉ USD cho chương trình quảng cáo này.

Có thể nói rằng hợp tác thương hiệu thành phần đã mang lại cho Intel những thành cơng ngồi mong đợi. Trên thị trường, Intel gắn liền với hình ảnh của một nhà lãnh đạo trong lĩnh vực cơng nghệ: chất lượng và đáng tin cậy. Trong khi đó IBM là thương hiệu hàng đầu luôn biến đổi và cải tiến diện mạo thương mại thế giới bằng công nghệ vượt trội. Đặt những con chip thơng minh của mình vào trong những chiếc máy tính chất lượng hàng đầu và khơng ngừng cải tiến của IBM là một chiến lược hoàn hảo để đưa cả hai thương hiệu lên một vị trí an tồn hơn trong tâm trí người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu tìm hiểu chiến lược cobranding của các tập đoàn thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 38 - 40)