I. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG CHIẾN LƯỢC CO-BRANDING TẠI VIỆT NAM
1.2. Các cơ hội từ việc Việt Nam gia nhập WTO
Gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn với 148 thành viên và vị thế thị trường ngang nhau với tất cả các quốc gia đó. Hàng hóa thâm nhập thị trường khổng lồ này khơng gặp bất cứ trở ngại nào, miễn là không vi phạm những quy chế và cam kết đã ký. Điều này tạo thuận lợi cho thương hiệu Việt Nam vươn ra ngoài đường biên giới, vươn đến những tầm cao mới, được thế giới công nhận, tạo ra nhiều khả năng cho việc kết hợp với các thương hiệu nước ngoài.
Tham gia WTO sẽ nâng cao khả năng tiếp cận những công nghệ tiên tiến, những thị trường tài chính hàng đầu. Thành viên WTO có những quốc gia là những nền kinh tế hàng đầu với cơng nghệ khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý kinh tế, hệ thống tài chính, tiền tệ phát triển ở trình độ cao. Gia nhập
WTO chúng ta sẽ có khả năng tiếp nhận những công nghệ mới, tiếp thu và ứng dụng vào sản xuất, điều hành, quản lý, rút ngắn khoảng cách giữa các nước thành viên WTO; đồng thời tiếp nhận được nguồn nhân lực và vật lực lớn từ những nước này. Điều này giúp ích nhiều cho các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng các chiến lược marketing, nhất là chiến lược khá mới mẻ như co-branding để mở rộng thương hiệu.
Khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, hàng hóa các nước sẽ thâm nhập thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành nâng cao sức cạnh tranh nhằm tồn tại và phát triển. Điều này, người tiêu dùng trong nước được hưởng lợi nhiều hơn. Một điều không thể phủ nhận, hội nhập cùng sự phát triển của bản thân thương hiệu đã cho người tiêu dùng Việt Nam cơ hội được sử dụng các dịch vụ tiện ích hơn, chất lượng hơn và các chính sách chăm sóc khách hàng ưu đãi hơn. Điều này cũng tạo nên sự cạnh tranh và vươn lên mạnh mẽ của những thương hiệu Việt Nam. Thương hiệu càng mạnh, khả năng tìm kiềm được các đối tác hợp lí, xứng tầm càng cao, hiệu quả co-branding càng lớn. Và chính sự hợp tác thương hiệu thành công sẽ nâng cánh thương hiệu bay xa hơn.
Hơn nữa, gia nhập WTO, đứng trước áp lực cạnh tranh với các thương hiệu tên tuổi nước ngoài buộc các doanh nghiệp trong nước phải chú trọng đến vấn đề liên kết để cùng nhau tạo nên sức mạnh, phá vỡ dần tập quán liên kết yếu kém vốn tồn tại giữa các doanh nghiệp từ trước tới nay. Chẳng hạn như trong ngành bán lẻ, trước khả năng “đổ bộ” của các tập đoàn bán lẻ lớn trong khu vực và thế giới, các siêu thị và nhà bán lẻ trong nước có xu hướng hợp tác với nhau.