Giới thiệu về công ty

Một phần của tài liệu tìm hiểu chiến lược cobranding của các tập đoàn thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 40 - 43)

II. TÌM HIỂU VỀ CHIẾN LƯỢC CO-BRANDING CỦA MỘT SỐ TẬP ĐOÀN LỚN

1.2.1.Giới thiệu về công ty

1. Một số ví dụ về hợp tác thương hiệu thành công

1.2.1.Giới thiệu về công ty

+ Sony

Năm 1946, kĩ sư Masaru và nhà vật lý học Akio Morita đã đầu tư một số tiền tương đương 845 bảng Anh hiện nay để thành lập công ty, tọa lạc tại tầng hầm của một cửa hiệu bán thức ăn tráng miệng ở Tokyo. Ban đầu cơng ty có tên là Tokyo Tsunchin Kogyo với 20 nhân viên chuyên sửa chữa thiết bị điện và bán những sản phẩm do họ tạo ra. Vận may đến với họ vào năm 1954, khi công ty xin được giấy phép chế tạo Transistor. Tháng 5 năm 1954, Sony đã tạo ra transistor đầu tiên của Nhật và máy radio dùng transistor đầu tiên trên thế giới.

Akio Morita đã sớm nhận thức rằng công ty cần tham vọng mở rộng thị trường ra tồn cầu chứ khơng thể chỉ giới hạn hoạt động kinh doanh ở Nhật. Ơng cũng cịn là người có tầm nhìn chiến lược khi khẳng định rằng thương hiệu Sony sẽ nổi tiếng cùng với tất cả những sản phẩm của nó. Với những tiêu chí đã đề ra, Sony nhanh chóng trở thành một tập đoàn quốc tế hùng mạnh. Năm 1960, Hiệp hội Sony Hoa Kỳ ra đời và năm 1968, Sony Vương quốc Anh được thành lập. Triết lý của Akio Morita là “ tồn cầu hố”. Chiến lược kinh doanh của công ty là chia thành nhiều tập đồn nhỏ hoạt động thơng qua việc lập kế hoạch và phát triển những sản phẩm được tung ra bởi những tập đoàn lớn.

Năm 1988, Sony tiếp nhận công ty CBS Records Inc để thành lập nên Sony Music Entertainment và năm 1989 tiếp tục mua lại Columbia Pictures thành lập nên Sony Picture Entertainment. Sony PlayStation khai trương vào năm 1995 đưa tập đoàn Sony trở thành tập đoàn chiếm vị trí hàng đầu trong lĩnh vực trị chơi điện tử.

Sản phẩm nổi tiếng nhất của Sony - máy Walkman - được tung ra thị trường vào năm 1979. Thoạt tiên, nó được coi như là một “máy cassette có tai

nghe cơ động”. Chính walkman đã tạo ra khái niệm giải trí lưu động. Sau 2 năm tung ra thị trường, Sony đã bán được 1.5 triệu máy Walkman.

Ngày nay, danh mục của Sony có trên 5.000 sản phẩm bao gồm đầu DVD, máy chụp ảnh, máy tính cá nhân, TV, các thiết bị âm thanh nổi, thiết bị bán dẫn và chúng được thiết lập thành những danh mục có thương hiệu như máy nghe nhạc cá nhân Walkman, TV Trinitron, máy vi tính Vaio, TV màn ảnh rộng Wega, máy ghi hình HandyCam, máy chụp ảnh kỹ thuật số Cybershot và bộ trò chơi PlayStation.

Bên cạnh những sản phẩm truyền thống, Qualia là một sản phẩm độc quyền mới trong lĩnh vực kỹ thuật số của Sony bao gồm máy chụp ảnh và máy chiếu. Để chứng tỏ năng lực của mình trong lĩnh vực cơng nghệ thơng tin và trí thơng minh nhân tạo, Sony cũng vừa giới thiệu robot QRI. Bên cạnh đó, những thành tựu của cơng nghệ sẽ càng được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm và dịch vụ của Sony.

+ Ericsons

Ericsons là một trong những công ty lớn nhất của Thụy Điển, là nhà cung cấp hàng đầu các hệ thống truyền dữ liệu và truyền thông và các dịch vụ liên quan bao gồm cả lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là mạng lưới điện thoại di động. Bằng cách trực tiếp hoặc thông qua các công ty con, Ericsons cũng có vai trị quan trọng trong việc cung cấp thiết bị di động, hệ thống IPTV và cáp truyền hình.

Được thành lập vào năm 1876 bởi Lars Magnus Ericsson, Ericsons ban đầu là cửa hàng sửa chữa thiết bị điện thoại. Công ty được sáp nhập vào ngày 18/8/1918, có trụ sở đóng tại Kista, Stockholm Municipality. Kể từ 2003, LM Ericsson được coi là một bộ phận của tổ chức gọi là "Wireless Valley". Kể từ giữa những năm 1990, sự có mặt rộng rãi của Ericsson ở Stockholm đã giúp biến thủ đô Thụy Điển thành một trong những trung tâm nghiên cứu công nghệ thông tin hàng đầu của Châu Âu. Ericsson có văn phịng và nhà máy ở

150 quốc gia với hơn 20000 nhân viên ở Thụy Điển, đồng thời có mặt rộng rãi tại các quốc gia khác trên thế giới bao gồm cả Trung Quốc, Anh, Mĩ, Phần Lan, Ai Len, Brazil.

Vào đầu thế kỉ 20, Ericsson thống trị thị trường toàn cầu đối với telephone exchanges điều khiển bằng tay (một hệ thống các thiết bị điện tử kết nối các cuộc gọi) nhưng lại chậm trễ trong việc đưa ra các thiết bị tự động. Hệ thống kết nối điện thoại điều khiển bằng tay lớn nhất trên thế giới, phục vụ 60000 đường dây điện thoại, được Ericsson xây dựng năm 1916. Trong suốt những năm 1990, Ericsson chiếm giữ 35-40% thị phần của hệ thống điện thoại di động được thiết lập trên toàn thế giới. Giống như hầu hết các doanh nghiệp khác trong ngành công nghiệp viễn thông, LM Ericsson đã phải chịu thua lỗ nặng nề sau sự sụp đổ của ngành viễn thông vào đầu những năm 2000, và phải sa thải mười ngàn nhân viên trên tồn thế giới trong nỗ lực nhằm quản lí tình hình tài chính, thu lại lợi nhuận vào giữa những năm 2000.

Vào năm 2001 bộ phận máy thu cầm tay cùng với Sony thành lập công ty liên doanh gọi là Sony Ericsson. LM Ericsson giờ đây là nhà cung cấp lớn nhất các lõi của máy thu cầm tay và là nhà cung cấp cơ sở hạ tầng cho tất cả các cơng nghệ khơng dây lớn. Cơng ty đóng vai trị tồn cầu quan trọng trong việc hiện đại hóa các đường dây bằng đồng hiện có thành dịch vụ băng thơng rộng và hăng hái xây dựng một loại hình kinh doanh mới trong lĩnh vực dịch vụ chuyên nghiệp.

1.2.2. Sony-Ericsson - liên doanh thành công

Được thành lập từ sự liên doanh của công ty Sony Nhật Bản và Ericsson của Thụy Điển vào năm 2001, Sony Ericssion đang tiến vào thế kỷ 21. Từ lúc thành lập, công ty đã kết hợp sự nổi tiếng về chất lượng và mẫu mã của Sony với danh tiếng về sáng tạo trong ngành kỹ thuật của Ericsson. Còn bây giờ nó đi theo hướng: tự xây dựng mình như một thương hiệu điện thoại di động sáng tạo và hấp dẫn hàng đầu thế giới.

Sony Ericsson có khoảng 6000 nhân viên trên toàn thế giới ở Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ. Trung tâm thiết kế sáng tạo của Sony Ericsson đều có phân xưởng ở Thụy Điển, Anh, Mỹ, Châu Á và Nhật Bản, nơi mà các nhà thiết kế công nghiệp, thiết kế bề mặt và thiết kế hình ảnh làm việc chung với nhau.

Một phần của tài liệu tìm hiểu chiến lược cobranding của các tập đoàn thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 40 - 43)