Tập quán liên kết yếu của người Việt.

Một phần của tài liệu tìm hiểu chiến lược cobranding của các tập đoàn thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 80 - 81)

I. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG CHIẾN LƯỢC CO-BRANDING TẠI VIỆT NAM

2.3. Tập quán liên kết yếu của người Việt.

Nhiều người lớn từ lâu vẫn đùa chơi với một phép tính như thế này: ba người Nga thì bằng một người Do Thái, ba người Do Thái thì bằng một người Việt Nam, nhưng ba người Việt Nam thì... Lại cịn một hình ảnh ví von khác, cũng chẳng biết là từ đâu ra: một người Việt Nam rớt xuống hồ thì tự leo lên được, nhưng ba người thì khơng...Những câu chuyện truyền miệng có tính phóng đại, ai cũng biết thế nhưng giải thích ngun nhân thì thật khó và cũng khơng hiểu nổi vì sao.

Cái tính thiếu hợp tác và manh mún, nhiều người cịn nói nặng lời là tính đố kỵ nhau, rõ ràng đã là mâu thuẫn với tinh thần đồn kết, nhất là tình đồn kết chống ngoại xâm mà dân tộc Việt Nam đã có truyền thống từ bao đời. Đoàn kết là một truyền thống của dân tộc Việt Nam, truyền thống tốt đẹp ấy không bao giờ mất. Song trong cuộc sống yên bình với những lo toan cho cuộc sống, với mưu sinh, với danh vọng, người Việt có sẵn lịng bắt tay nhau để cùng tiến bước hay là dẫm đạp lên lợi ích của người khác vì bản thân mình?

Trong giới trí thức có một câu chuyện như sau: Năm 1970, tại một hội nghị quốc tế về giáo dục ở Tokyo, một đồng nghiệp Nhật Bản đã nói với TS.Dương Thiệu Tống trong một cuộc trị chuyện thân mật: "Các ơng trí thức Việt Nam giống như những viên kim cương, cịn chúng tơi là một bãi cát...". Là một người Việt Nam, ông nhạy cảm với mọi lời nhận xét của người nước ngồi về nước mình, nhưng lúc đó ơng chỉ nghĩ đó là một lối nói khiêm tốn đặc trưng của người Nhật Bản. Nhưng rồi khi lịng mình lắng lại, dần dần cùng với thực tế, nghĩ thêm và đọc thêm, ông mới nhận ra hết được ý nghĩa thâm th của câu nói ấy. Thì ra ơng bạn Nhật Bản muốn nhắc một câu nói của Tơn Dật Tiên, từng ví dân tộc Trung Hoa trước cách mạng là “một bãi cát lỏng lẻo”, nhưng cách mạng đã biến họ thành “một tảng đá cứng được hình thành bằng cát trộn với xi măng”. Cịn kim cương thì q, vì hiếm nên q chứ khơng hẳn do cơng dụng thực tiễn của nó. Nhưng kim cương thì khó đẽo

gọt, lại khó có thứ gì như xi măng để có thể kết hợp chúng lại thành "một tảng đá cứng". Mà ai cũng biết tự cho mình là viên kim cương cả nên muốn dùng ánh sáng của riêng mình để tự phát sáng, hay tự phơ trương...

Trong mơi trường kinh doanh ngày nay, tính thiếu liên kết giữa các doanh nhân vẫn thể hiện rất rõ. Điển hình là trong hoạt động xuất khẩu lúa gạo. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới, tuy nhiên các thương hiệu gạo hàng đầu lại thuộc về Thái Lan, giá gạo mà người nông dân bán ra thấp hơn nhiều so với thị trường. Nguyên nhân một phần là do các doanh nghiệp trong nước đấu đá lẫn nhau trong các cuộc đấu thầu, nặng tư tưởng mạnh ai nấy sống mà chưa biết liên kết với nhau tạo nên thương hiệu cho gạo Việt Nam, để cùng hưởng lợi và nâng cao hình ảnh của gạo Việt Nam trong mắt người tiêu dùng quốc tế cũng như mang lại nhiều hơn nữa lợi ích cho người nơng dân.

Thích tự lập nhưng thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc nếu 1 người làm thì tốt, ba người làm thì kém, nhiều người làm thì hỏng) là một trong những đặc điểm của người Việt Nam do viện nghiên cứu xã hội Hoa Kì đưa ra. Đơi khi lắng nghe nhận xét của “người ngồi”, chúng ta lại có cái nhìn khách quan hơn bởi sự việc được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau. Nếu thử nhìn qua các doanh nhân người Hoa, vai trị đồn hội, tổ chức ngành nghề của người Việt thường không xuất phát một cách tự nhiên với ý nghĩa liên kết để cùng hưởng lợi ích và chia xẻ khó khăn. Xóa bỏ những suy nghĩ, quan niệm như trên vốn ăn sâu vào tiềm thức con người để hợp tác với nhau khơng phải là chuyện có thể thực hiện một sớm một chiều. Thiếu liên kết rõ ràng là một thách thức cho các doanh nghiệp VN để tiến hành hợp tác thương hiệu.

Một phần của tài liệu tìm hiểu chiến lược cobranding của các tập đoàn thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w