Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, các quy định còn chồng chéo.

Một phần của tài liệu tìm hiểu chiến lược cobranding của các tập đoàn thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 77 - 78)

I. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG CHIẾN LƯỢC CO-BRANDING TẠI VIỆT NAM

2.1.Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, các quy định còn chồng chéo.

Thời gian qua, hệ thống pháp luật về SHCN nói chung, sở hữu nhãn hiệu hàng hóa nói riêng của Việt Nam đang dẫn được kiện toàn. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn, hệ thống SHCN Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều thách thức khó khăn. Hiện nay có hơn 60 văn bản liên quan đến SHCN. Với số lượng như vậy, riêng cơ quan thực thi cũng chưa nắm hết chứ chưa nói đến người dân. Việc chưa có luật SHCN riêng gây nhiều khó khăn cho việc hiểu biết, thực thi và xử lí các hành vi vi phạm. Do vậy, trong chương trình sửa đổi pháp luật của Quốc hội, cần nhanh chóng cho ra đời luật SHCN riêng.

Trong pháp luật về SHCN, nhiều quy định không rõ ràng. Nhiều cụm từ như “bị coi là trùng” hoặc “tương tự gây nhầm lẫn” trong một số văn bản còn chưa cụ thể, gây ra nhiều cách hiểu khác nhau. Vì vậy, nhận định một hành vi có vi phạm quyền SHCN hay không là một việc làm khá phức tạp và còn nhiều tranh cãi.

Về quy trình, thủ tục kiểm tra, xử lí vi phạm, cho đến nay chưa có những quy định hướng dẫn cụ thể trong trường hợp nào thì cơ quan thực thi có quyền kiểm tra, xử lí và trong trường hợp nào thì cơ quan thực thi có trách nhiệm thông báo với doanh nghiệp có hàng bị làm giả.

Luật SHCN Việt Nam cũng chưa có cơ sở bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng, và hậu quả tất yếu là hàng loạt vụ xâm phạm các thương hiệu đã diễn ra trong thời gian qua.

Một số mặt hàng mang đặc trưng là luôn thay đổi về mẫu mã, kiểu dáng càng gặp khó khăn hơn trong việc bảo vệ thương hiệu của mình. Tiêu biểu là hàng thủ công mĩ nghệ, đăng kí một nhãn hiệu chung cho cả lô thì rất dễ bị làm nhái, còn đăng kí kiểu dáng cho từng sản phẩm thì doanh nghiệp không thể theo kịp hoặc không kham nổi chi phí vì hàng thủ công mĩ nghệ phải thường xuyên thay đổi mẫu mã. Thực tế, việc bảo hộ mẫu mã cho hàng thủ công mĩ nghệ chưa có biện pháp hữu hiệu.

Không những thế, các quy định pháp luật về vấn đề SHTT, SHCN còn chồng chéo nhau. Ví dụ như: Bộ luật hình sự quy định hành vi xâm phạm quyền SHTT và hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là hai hành vi khác nhau nhưng theo thông tư liên tịch giữa Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Công an và Bộ KHCN & MT thì khái niệm hàng giả lại bao hàm một phần của SHTT là SHCN.

Chính vì Pháp luật chưa hoàn thiện nên còn tạo tâm lí dè dặt cho các doanh nghiệp khi muốn hợp tác thương hiệu với nhau và cũng là rào cản ngăn sự hợp tác giữa các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài với các thương hiệu Việt Nam.

Một phần của tài liệu tìm hiểu chiến lược cobranding của các tập đoàn thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 77 - 78)